Mình vẫn cứ thấy day dứt mãi câu nói của bệnh nhân số 17 với tờ báo Mỹ mà cô ta trả lời phỏng vấn: "Cô coi các vụ tấn công là ví dụ của sự ghen tị giai cấp: "Ở Việt Nam, chúng tôi quá đặc quyền - chúng tôi đi du lịch quá nhiều." Cô cho rằng sự chú ý đặc biệt mà cô và chị gái nhận được ở những nơi khác là phân biệt chủng tộc, lưu ý rằng, "Nếu đây là Paris Hilton, sẽ không có nhiều ồn ào như vậy."
Ở
Việt Nam mình biết có rất nhiều người giàu, cô gái tên Nhung này có lẽ cũng chỉ
là 1 hạt cát nhỏ trong sự vô số của những người giàu ở Việt Nam và thực sự mình
chưa đạt đến mức 'giàu' để đủ hiểu người giàu họ nghĩ gì nhưng mình tin rằng
không phải ai cũng có suy nghĩ như người phụ nữ tên Nhung kia.
Nói
về giàu, có lẽ phải nhắc đến Phạm Nhật Vượng - người giàu nhất Việt Nam, tài
sản của ông ấy bây giờ chắc cũng cỡ 7, 8 tỷ USD, nhưng chẳng có ai phàn nàn gì
về ông ấy cả, ông ấy ở đúng vị trí mà ông ấy xứng đáng ngồi, hưởng những đặc
quyền mà ông ấy xứng đáng được hưởng. Nhưng ông ấy vẫn cống hiến, Việt Nam có
xe hơi là do nhãn hiệu xe của ông ấy, tập đoàn của ông ấy có thể sản xuất được
máy thở phục vụ nhu cầu trong nước, bệnh viện của ông ấy hỗ trợ xét nghiệm Covid-19
và ông ấy chưa từng dừng lại việc chung tay giúp Chính phủ chống dịch. Rất
nhiều người cảm phục ông ấy.!
Nói
về giàu và đóng góp trong đại dịch có lẽ cũng nên nhắc đến ông vua hàng hiệu
Jonathan Hạnh Nguyễn, ông ấy giàu cả về tài sản và tâm huyết, trên ngực ông ấy
lấp lánh những tấm huân chương cao quý mà Đảng và Nhà nước dành tặng. Ông ấy tự
hào rằng: "Việt Nam chống dịch rất tốt" và đã tin tưởng đến mức thuê
chuyên cơ đưa con gái từ Anh về nước chống dịch, ông ấy chi hàng chục tỷ đồng
giúp miền Tây chống hạn mặn và ủng hộ những vùng có dịch. Ông ấy có cách làm và
tư duy của người giàu, nhưng những gì ông ấy làm là sự tôn trọng với Tổ quốc...
Người
giàu thực sự luôn có bản lĩnh khiến người khác ngưỡng mộ. Có lẽ chị Nhung này
giàu thật, nhưng chị ta đã hoàn toàn hiểu sai về sự "chỉ trích" của
dư luận đối với mình. Ở Việt Nam khái niệm giai cấp hầu như rất mờ nhạt, người
giàu vẫn có thể ngồi vỉa hè ăn phở, họ vẫn trà chanh, vẫn đi bộ đọc báo, không
ai có thể đoán biết được một ông chú đi dép tổ ong, mặc quần xà lỏn kia lại có
thể là 1 vị tỷ phú và đương nhiên nếu một người nghèo qua quá trình lao động
hay may mắn vô tình trúng số vẫn có thể giàu, rất ít người bị khinh bỉ bởi quá
khư nghèo đói sau đó trở nên giàu có, đa phần mọi người sẽ dành cho người đó sự
ngưỡng mộ. Vậy nên, nếu nói rằng mọi người đang kỳ thị cô ta vì cô được hưởng
nhiều đặc quyền hay vì cô giàu thì thực sự là một sự phi lý. Dù là ở Paris
Hilton hay Việt Nam, nếu bạn xứng đáng được hưởng những đặc quyền ấy, chẳng ai
phàn nàn về bạn cả.
Điều
mà có lẽ tất cả mọi người đang không hài lòng về bệnh nhân số 17 trên có lẽ
chính là sự VÔ ƠN, TRÁO TRỞ, LÁ MẶT LÁ TRÁI. Cô ta giàu nhờ đâu? Nhờ Anh hay
Mỹ? Không, cô ta giàu có nhờ Việt Nam, nhờ vào Tổ quốc mà cô ta đã quay lưng,
nhờ vào nơi đã cứu sống cô ta trong dịch bệnh, nhưng thay vì biết ơn điều đó
thì cô ta lại xem Tổ quốc như thể đang ngược đãi mình, công khai trên báo chí
Mỹ chỉ trích Tổ quốc và gọi những điều mình trải qua trong dịch bệnh khi được
cứu chữa ở Tổ quốc là tồi tệ, tối tăm. Cô ta thậm chí thua cả những người nghèo
về cách ứng xử với đồng bào và Tổ quốc.
Có
những người không giàu vật chất nhưng lại rất giàu về tâm hồn, các đồng bào dân
tộc huyện Nam Trà My ở Quảng Nam là 1 ví dụ, hàng năm người dân Đà Nẵng hỗ trợ
cứu đói họ rất nhiều, nghe tin Đà Nẵng gặp dịch, đồng bào không quên 'trả ơn',
vào rừng, ra vườn góp tặng người dân Đà Nẵng hơn 10 tấn rau.
Nhung
thậm chí không làm được một điều đơn giản là "im lặng" chứ đừng nói
đến việc "trả ơn". Nếu không thể làm gì cho Tổ quốc, làm ơn hãy im
lặng và tạo cơ hội cho những người khác cống hiến./.
Đăng nhận xét