Xuyên suốt phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), trải dài từ phần xét hỏi đến tranh tụng, tất cả các bị cáo đều nhận ra sai phạm, thừa nhận hành vi của mình là vi phạm pháp luật và mong được Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt, hưởng khoan hồng của pháp luật. Không có bị cáo nào kêu oan, hoặc cho rằng hành vi của mình là không vi phạm pháp luật. Đa số các bị cáo đều bày tỏ sự ăn năn hối hận, xin lỗi gia đình 3 cán bộ chiến sĩ Công an đã hy sinh.

Quá trình tranh tụng, nhiều luật sư bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ vụ án để tiến hành điều tra bổ sung. Đáp lại luận điểm này, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa cho rằng không có cơ sở để trả hồ sơ điều tra bổ sung. Các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 3 gia đình bị hại cũng đề nghị Hội đồng xét xử không trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Ngay cả một số bị cáo cũng chung mong muốn không trả hồ sơ vụ án, bởi với họ, kéo dài thêm thời gian tố tụng trong vụ án này là làm xấu đi tình trạng của họ.

Bị cáo Bùi Văn Tiến khi nói lời sau cùng đã thừa nhận mặc dù không trực tiếp tham gia thực hiện hành vi sát hại 3 cán bộ chiến sĩ Công an, nhưng bị cáo tự nhận thấy bị cáo cũng có một phần lỗi lầm, mong các gia đình bị hại tha lỗi cho bị cáo và xin được giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo cảm ơn đại diện Viện Kiểm sát nhân dân đã chuyển tội danh cho bị cáo, cảm ơn các luật sư đã tham gia bào chữa cho bị cáo. Bị cáo mong các luật sư bào chữa không yêu cầu trả hồ sơ vụ án nữa, để bị cáo sớm trở về với vợ con, bị cáo có 3 con còn rất nhỏ, bản thân bị cáo có nhiều bệnh nặng.

Nói lời sau cùng tại phiên tòa, các bị cáo bày tỏ mong muốn được Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm quay trở về với xã hội, với gia đình và hứa hẹn sẽ không vi phạm pháp luật. Sáu bị cáo đề nghị các luật sư không tiếp tục bào chữa cho mình nữa, mong muốn được dừng vụ án ở đây. Điều đáng nói, trước phiên tòa sơ thẩm, cả 6 bị cáo này và gia đình bị cáo đều chủ động mời luật sư bào chữa.

Sau khi cảm ơn các luật sư đã tham gia bảo vệ cho mình, bị cáo Lê Đình Doanh xin được dừng, không cần các luật sư bào chữa cho bị cáo nữa. Bị cáo Doanh xin được hưởng khoan hồng của Nhà nước, được trở về làm công dân có ích cho gia đình và xã hội. Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến khẳng định không mời và cũng không cần luật sư bào chữa cho mình. Bị cáo Bùi Thị Đục thừa nhận đã sai và xin các luật sư dừng bào chữa cho bị cáo, bị cáo hứa sau này sẽ không làm việc gì sai với pháp luật, với Đảng và Nhà nước. Đào Thị Kim, Trần Thị Phượng cảm ơn các luật sư đã bào chữa cho mình, bản thân các bị cáo đã nhận rõ tội lỗi của mình và xin các luật sư không tiếp tục bào chữa cho bị cáo nữa…


Trong một vụ án, để công lý được thực thi đòi hỏi phải có quá trình điều tra, truy tố, xét xử công minh, khách quan, nhưng quan trọng hơn cả là sự thành khẩn của các bị cáo. Tự bản thân mỗi bị cáo cần nhận thức được sai phạm, thành khẩn khai nhận tội và thức tỉnh lương tâm của mình, để từ đó ăn năn hối cải, thực sự mong muốn sửa chữa sai lầm, trở thành người có ích cho xã hội.

Trong khi các bị cáo đều thừa nhận sai phạm của mình bằng thái độ thành khẩn và xin được giảm án thì những kẻ "dân chủ tự xưng", luật sư "dân chủ" không chấp nhận cái sai của vụ án vẫn cố tình lươn lẹo, muốn lèo lái chiều hướng sai lệch về sự thật của vụ án, gây hoài nghi sự công bằng của phiên tòa xét xử các bị cáo trong lòng dư luận. Đúng là bản chất 'bồi bút' rẻ tiền thì miễn có tiền thì bất chấp đúng hay sai, lương tâm của một con người. Những kẻ mục đích không phải vì lợi ích của Nhân dân thì suốt đời chỉ là con rối cho kẻ khác giật dây mà thôi./.

 

Đăng nhận xét

 
Top