Với hơn 600.000 ca mắc mới mỗi ngày, làn sóng dịch COVID-19 mới vẫn đang phủ bóng đen trên khắp thế giới.



Bất chấp các nỗ lực của ngành y tế thế giới, dịch COVID-19 vẫn không ngừng xác lập những dấu mốc buồn. Tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19 được đẩy nhanh, nhưng tình hình dịch chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Các quốc gia đang nỗ lực triển khai các giải pháp đồng bộ gồm đẩy nhanh kế hoạch tiêm chủng vaccine, tích cực căng mình dập dịch.

Số liệu từ các cơ sở chăm sóc tích cực tại Đức cho biết, trên cả nước hiện có 4.474 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tích cực. Tại châu Âu, Ba Lan trong 24 giờ qua ghi nhận thêm 954 ca tử vong do COVID-19, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này. Theo giới chức y tế Ba Lan, số ca nhiễm mới tại nước này đã giảm 20%, nhưng dịch bệnh vẫn rất nghiêm trọng.

Trong khi nhiều quốc gia vẫn đang ở làn sóng dịch thứ 2,3, đáng chú ý là tại các quốc gia khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ xuất hiện làn sóng dịch thứ 4 tại khu vực này dù đã có nhiều biện pháp phòng chống dịch.

Giới chuyên gia cho rằng, bên cạnh nguyên nhân bởi các biến thể mạnh hơn của virus SARS-CoV-2, làn sóng lây nhiễm mới phần lớn còn do sự chủ quan của người dân, thậm chí là chống đối, vi phạm các lệnh hạn chế.

Trước nguy cơ dịch COVID-19 kéo dài với diễn biến phức tạp, một trong các giải pháp ứng phó có thể là bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 nhằm sớm đạt được miễn dịch cộng đồng. Tuần qua, một quốc gia láng giềng của Việt Nam như Campuchia, Trung Quốc đã đưa ra quyết định sử dụng giải pháp này.

"Lo lắng", "căng thẳng","cô độc" là những cụm từ ngày càng được nhắc tới nhiều hơn khi đại dịch COVID-19 kéo dài. Không chỉ trực tiếp cướp đi sinh mạng của hơn 2,8 triệu người, dịch COVID-19 còn gây ra những "vết sẹo" lớn về tinh thần với nhiều người trong suốt một năm qua. Nếu như mắc bệnh có thể xét nghiệm và tìm cách chữa trị, những "vết sẹo" tinh thần mà COVID-19 gây ra lại âm thầm xuất hiện ở hơn 13 triệu người, có những nạn nhân không thể thoát ra hoặc không thể lấy lại cảm giác bình thường, có cả những người đã tìm đến cái chết.

Viện Y tế toàn cầu của Tây Ban Nha thậm chí cảnh báo rằng, đại dịch tiếp theo chính là các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến dịch COVID-19. Lời cảnh báo này đã làm xôn xao các trang mạng xã hội trong những ngày vừa qua.

Các nhà nghiên cứu lo ngại, tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần có thể sẽ kéo dài, kể ca sau khi thế giới đã đẩy lùi được đại dịch. Đây chính là lúc thế giới cần nhận ra rằng, những vấn đề sức khỏe tâm thần cũng nguy hiểm như đại dịch COVID-19.

 

Đăng nhận xét

 
Top