Cùng thời điểm Trung Quốc đưa 200 tàu "tránh thời tiết xấu" ở gần Sinh Tồn Đông, thì Việt Nam chính thức công bố cảng dầu khí lớn bậc nhất Đông Nam Á tại giàn khoan Sao Vàng - Đại Nguyệt, gần bãi Tư Chính. Ngoài việc phục vụ việc phát triển kinh tế, Sao Vàng - Đại Nguyệt còn đóng vai trò là một "ngọn đuốc giữa biển" khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tại Biển Đông.
Trước
đó, giàn khoan Sao Vàng - Đại Nguyệt đã hòa những dòng khí đốt đầu tiên vào
đường ống tiếp bờ Nam Côn Sơn 2, đánh dấu việc Việt Nam chính thức thực hiện
quyền khai thác kinh tế tại vùng này, mặc cho Trung Quốc nhiều lần đăng đàn
phản đối. “Sao Vàng” là ngôi sao trên lá cờ đỏ sao vàng. Còn “Đại Nguyệt” chính
là “vầng trăng lớn” đối đầu với “mặt trời lớn” - Trung Quốc, được lấy cảm hứng
từ câu đối “Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô” của Mạc Đĩnh Chi.
Nghĩa gốc của câu đối là: “Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rụng” mặt
trời. Hàm ý của câu đối là một nước nhỏ cũng có thể chiến thắng một nước lớn.
Cần
biết rằng, vào những năm 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc từng đề xuất Việt Nam
cùng khai thác dầu mỏ tại bãi Tư Chính. Trung Quốc sẽ bỏ vốn đầu tư, nhân lực,
thiết bị, còn Việt Nam chỉ việc công nhận chủ quyền Trung Quốc tại bãi Tư Chính
và "ngồi đợi tiền về". Nhưng Việt Nam chưa bao giờ đồng ý và luôn giữ
một thái độ rất kiên quyết, nhiều lần điều tàu thực thi chủ quyền khiến tàu thăm
dò Trung Quốc phải rút về.
Trung
Quốc từng mong muốn chiếm đóng phi pháp bãi Tư Chính. Nhưng Trung Quốc chưa bao
giờ làm được điều này cả, mà chính Việt Nam đã khẳng định được chủ quyền lãnh
thổ, thực thi quyền lợi kinh tế tại đây. Từ tiền đề đã có từ Tư Chính, trong
thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ tiếp tục khởi động dự án tại mỏ Cá Voi Xanh -
rất gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Cũng
trong những ngày này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định chi hơn 4800 tỷ
đồng, tương đương khoảng 210 triệu USD kéo điện lưới quốc gia ra Côn Đảo. Mục
đích của việc kéo điện này nhằm đảm bảo nguồn cung điện ổn định cho sự phát
triển kinh tế của Côn Đảo, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đây là một trong những
dự án kéo điện ra hải đảo tốn kém nhất Đông Nam Á và bị nhiều người Việt cho là
lãng phí.
Nhiều
người thường bảo “tư nhân hóa ngành điện”, nhưng nếu tư nhân hóa ngành điện,
thì liệu có doanh nghiệp nào bỏ vốn hàng ngàn tỷ đồng đầu tư cho một khu vực
hải đảo chỉ với khoảng 10 ngàn dân hay không? Mà nếu chấp nhận bỏ vốn đầu tư,
rồi bán điện với giá 400 ngàn/1 số điện, liệu nhân dân có dám dùng không?
Phú
Quốc, Kiên Hải, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ… là những tiền đồn của
Tổ Quốc, có giá trị quan trọng về chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc. Tiền đồn có
mạnh, thì đất liền mới vững.
Tờ
Economictimes từng nhận định rằng, tham vọng của Việt Nam là muốn biến Côn Đảo
thành một “cơ sở hậu cần” của quân đội Việt Nam, nơi mà các máy bay SU có thể
cất và hạ cánh, và quan trọng hơn, các tàu ngầm Việt Nam có thể xuất hiện và
đóng quân. Hiện nay, Malaysia và Indonesia nhiều lần bắt bớ ngư dân Việt Nam vô
lý, việc xây dựng Côn Đảo thành một “cơ sở hậu cần” khiến cho ngư dân Việt Nam
thêm an tâm khi hoạt động kinh tế tại thềm lục địa phía Nam, các lực lượng Việt
Nam có nơi cập bờ để tiếp liệu thay vì phải vào tận các cảng đất liền.
Cũng
chính tờ này, khẳng định rằng Việt Nam đã và đang tôn tạo, xây dựng các đảo tại
Trường Sa như Đá Tây hay Sinh Tồn để có thể phòng thủ và tấn công trước Trung
Quốc. Ngoài ra, các đảo Phan Vinh và Nam Yết đều ghi nhận sự gia tăng về diện
tích, xuất hiện thêm nhiều nhà chứa tên lửa, trạm thông tin liên lạc, tòa nhà
hành chính...
Trung
Quốc từng đề nghị Philippines “cùng khai thác” tại vùng đặc quyền kinh tế của
Philippines, Tổng thống Duterte đồng ý và bày tỏ sự vui mừng, mặc cho người dân
và đồng minh phản đối gay gắt. Trung Quốc cũng gửi lời đề nghị tương tự nhưng
Việt Nam đáp lại bằng lời từ chối thẳng thừng và còn điều tàu ra chấp pháp,
khiến tàu Trung Quốc phải rút lui.
Trung
Quốc điều tàu thăm dò vào bãi Tư Chính, Việt Nam đáp lại bằng cách xây dựng dàn
khoan 14 ngàn tấn - lớn nhất từ trước đến nay, tiến hành khai thác dầu khí và
xây dựng cảng cho tàu siêu trọng cập bến.
Trung
Quốc luôn khẳng định bãi Tư Chính là của họ, nhiều lần điều tàu ra xâm lấn và
thăm dò, nhưng Việt Nam mới là quốc gia duy nhất cho đến nay hiện diện, thực
thi quyền chủ quyền và quyền kinh tế tại đây. Nếu Việt Nam sợ hãi hay quan ngại
bằng mồm, thì đã chấp nhận đề nghị "cùng chia sẻ bãi Tư Chính" vào
năm 1994 rồi.
Trên
mặt ngoại giao, chúng ta “quan ngại” và nói chuyện đúng sai dựa trên luật pháp
quốc tế. Quan ngại không có nghĩa là sợ hãi và thoái lui. Mà đằng sau đó, là
những nỗ lực khẳng định chủ quyền không ngừng nghỉ và bền bỉ.
Đăng nhận xét