Trong khi ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến rất gần thì lợi dụng mạng xã hội, hàng ngày, hàng giờ các đối tượng phản động có, cơ hội có, những người "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có (gọi chung là các đối tượng) đã đăng tải các thông tin, các bài viết sai lệch, phiến diện, một chiều, quy chụp và xuyên tạc bản chất vấn đề để bẻ lái dư luận theo hướng tiêu cực, nhằm kích động tư tưởng hoài nghi về công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.
1. CÁC
LUẬN ĐIỆU MAN TRÁ NÚP DƯỚI CHIÊU BÀI "DÂN CHỦ"
Một
trong những chiêu trò mà các đối tượng thường sử dụng là dùng luận điệu man trá
nấp dưới chiêu bài dân chủ, nhân danh đòi dân chủ trong bầu cử để gây chia rẽ
lòng dân khi quy kết rằng bầu cử Quốc hội chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng đạo
diễn. Nhân sự của Quốc hội khóa XV đã được an bài từ Hội nghị Trung ương 2, vì
thế, bầu cử đại biểu chỉ là để Đảng độc diễn sự độc quyền lãnh đạo của mình.
Hơn nữa, càng “không thể có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc
bầu cử”, bởi theo họ, Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bầu cử là không đúng quy
định của pháp luật, là nói dân chủ nhưng thực chất là ngăn cản quyền bầu cử,
ứng cử của công dân. Vì thế, theo họ, muốn dân chủ thực sự, Đảng phải để các
ứng cử viên tự do tranh cử, dựa trên chữ ký của cử tri mà không cần phải trải
qua hiệp thương; nhất là, cần phải xóa bỏ cơ chế bầu cử hiện tại và thay bằng
bầu cử theo phương thức của các nước tư bản. Và để đảm bảo dân chủ thực sự, dân
chủ như bầu cử ở các nước tư bản phương Tây và Mỹ, thì Đảng Cộng sản không được
tham gia vào công tác bầu cử, lại càng không được thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo
công tác bầu cử.
Nực
cười là khi xuyên tạc như vậy, các đối tượng có âm mưu, thủ đoạn chống phá công
tác bầu cử Quốc hội nói chung, Quốc hội khóa XV nói riêng đã không chịu
đọc/không chịu hiểu rõ rằng Khoản 1, Điều 4, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội
tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội”. Theo Hiến pháp Việt Nam, việc Đảng lãnh đạo công tác bầu cử, tham gia vào
công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2021-2026 là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, là không vi hiến.
2. BẺ
LÁI ĐỂ XUYÊN TẠC CÔNG TÁC NHÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI
Công
tác nhân sự của Quốc hội cũng bị các đối tượng phản động xuyên tạc theo hướng
bẻ lái sự thật để kích động lòng dân. Thực tế, công tác cán bộ nói chung, công
tác nhân sự của Đại hội XIII của Đảng nói riêng vốn được chuẩn bị kỹ lưỡng, có
lộ trình, đảm bảo khách quan, công tâm, nhằm đạt được yêu cầu là không để
sót/bỏ sót những người có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được yêu
cầu của nhiệm vụ cách mạng. Thực tế, niềm vui của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
về những kết quả của Đại hội XIII, trong đó có công tác nhân sự là có thật;
hiển hiện trên từng khuôn mặt, nụ cười của mỗi cán bộ, đảng viên, của các tầng
lớp nhân dân; thể hiện rõ niềm tin vô bờ bến vào tương lai tươi sáng của đất
nước trên hành trình đi lên chủ nghĩa xã hội.
Niềm
vui đó còn được cộng hưởng trong niềm vui chung của một ngày hội lớn sắp đến -
đó là ngày toàn dân Việt Nam đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ngày 23/5/2021, mỗi công
dân Việt Nam sẽ thực hiện trách nhiệm và quyền lợi của mình thông qua lá phiếu
cử tri. Lá phiếu đó chính là ý chí, là nguyện vọng và là quyền làm chủ của nhân
dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và thành
lập cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương nói riêng.
Vậy
mà, đâu đó trong các bài viết của mình, một số đối tượng phản động lại cho rằng
"Quốc hội khoá 15 tiếp tục là nơi chia chác quyền lực" và vẫn nhai đi
nhai lại tích cũ kiểu: "Phía Nam đại bại, Nam Bộ trắng tay trong "bộ
tứ", thì "sĩ phu" Nguyễn Phú Trọng đã gom về cho Bắc Hà số Ủy
viên Trung ương là người Hà Nội chiếm số lượng nhiều nhất với 20 người"…
mà không chịu hiểu rằng, câu chuyện vùng miền, bè cánh đã xưa, đã cũ và vùng
miền là chia rẽ, là phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
Thực
tế, Đảng, Chính phủ, Quốc hội không phải là nơi chia chác quyền lực càng
không phải là nơi bè cánh địa phương, vùng miền lên ngôi. Trong các cơ quan của
cả hệ thống chính trị, bất cứ ai đủ tài và có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh
thần tu dưỡng, phấn đấu tốt đều được lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
được bỏ phiếu tín nhiệm và được giao trọng trách tại các cơ quan công quyền.
Trong bộ máy nhà nước Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân/cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bởi vì theo Hiến pháp, ở
Việt Nam, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quốc hội do nhân dân bầu
ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân. Quốc hội
thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Vì
thế, tất cả những đồng chí lãnh đạo cấp cao trong bộ máy Nhà nước đã hết tuổi,
không tái cử, không tham gia Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương thì cũng sẽ
không tiếp tục giữ các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước khoá mới. Do đó,
trong công tác nhân sự, thì trình tự là Quốc hội sẽ là tiến hành miễn nhiệm và
bầu Chủ tịch Quốc hội - Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch nước, Thủ
tướng Chính phủ; là tiến hành bầu, miễn nhiệm lãnh đạo các cơ quan Nhà nước,
bao gồm: Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chủ nhiệm một số Ủy ban của
Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội, một số Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ...
Trình
tự này hoàn toàn đúng và việc bầu đồng chí Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội
và 3 Phó Chủ tịch Quốc hội là Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Đức Hải và Nguyễn Khắc
Định để thay thế các đồng chí đã được miễn nhiệm là đúng Hiến pháp và pháp luật
Việt Nam, là không vi hiến; đồng thời cho thấy, công tác cán bộ được thực hiện
bài bản, khách quan, đúng lộ trình; đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước, Quốc hội.
Với
việc tung ra các luận điệu sai lệch bản chất: "Thực chất họp quốc hội là
vở kịch vụn của Đảng Cộng sản. Với kịch bản chắp vá kiểu “râu ông cắm cằm bà”,
Đảng Cộng sản đã cho Quốc hội khóa 14 bầu Chủ tịch Quốc hội khóa 15", có
thể thấy các đối tượng tung tin bài xấu độc này vốn không chỉ không hiểu đúng
về hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội 2014 và Luật số 65/2020/QH14 của Quốc hội:
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội năm 2014 và Hội đồng nhân dân năm 2015 mà còn âm mưu xuyên tạc sự
thật, xuyên tạc bản chất của vấn đề nhân sự trong Quốc hội.
3. CHIÊU
TRÒ TỰ ỨNG CỬ CŨNG LÀ "XƯA RỒI, DIỄM ƠI"
Trong
mỗi kỳ bầu cử Quốc hội, kể từ kỳ Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội khóa I
ngày 6/1/1946 cho đến những kỳ bầu cử Quốc hội gần đây và khóa XV này, vấn đề
tự ứng cử, việc hô hào các nhóm dân chủ ký tên ảo để tung tin/tung hô, ủng hộ
cho các “nhà dân chủ cuội tự ứng cử đại biểu Quốc hội” nhằm gây rối, phá hoại
cuộc bầu cử đã không còn xa lạ. Người dân hiểu biết pháp luật thường nói:
"chuyện này xưa rồi, Diễm ơi" là vì thế. Bởi, đây không phải là lần
đầu, đợt đầu các đối tượng chống phá tiến hành chiêu trò tự ứng cử để chống đối
công tác bầu cử.
Thực
tế, bầu cử ở Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Thực
hiện bầu cử, ứng cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước, nên không có
chuyện đi bầu cử chính là "vai trong show diễn “dân chủ”, tại mỗi kỳ bầu
cử Quốc hội, nhưng dân đen mãi mãi là tầng lớp bị trị, không hề có bất kỳ tiếng
nói nào, thông qua những người “đại diện” cho họ ở Quốc hội mà họ “bầu”
ra". Đồng thời, cũng không bao giờ có việc "bởi Đảng Cộng sản Việt
Nam muốn có người tự ứng cử, muốn cơ cấu người ngoài đảng vào Quốc hội cho ra
vẻ "dân chủ", nhưng lại tạo ra chốt chặn và những cuộc "thanh
trừng" rợn người. Những ai hí hửng, ngây thơ, tin vào những lời bịp bợm
của lãnh đạo đảng, tự ra ứng cử và nói tiếng nói trái chiều, lập tức bị tra tay
vào còng".
Những
người bị "tra tay vào còng" chắc chắn là người vi phạm pháp luật Việt
Nam, có những hành vi chống phá, lật đổ nhà nước và chế độ. Hơn nữa, quyền
lực là sự ủy thác của nhân dân, nên những người được nhân dân/cử tri tín nhiệm
bỏ phiếu và được trao trọng trách trong các cơ quan Đảng, nhà nước, Quốc hội
đều phải trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện và phải tiếp tục nỗ lực tu
dưỡng và phấn đấu về mọi mặt khi đã được tín nhiệm, bổ nhiệm.
Xuyên
suốt 15 kỳ bầu cử Quốc hội, không ít người ngoài Đảng tự ứng cử đại biểu Quốc
hội được nhân dân tín nhiệm, bỏ phiếu và trở thành đại biểu Quốc hội. Song cũng
không ít người từ trong hồ sơ lý lịch đã không đủ các điều kiện của một đại
biểu Quốc hội và đã bị loại qua các vòng hiệp thương. Tuy nhiên, không cam tâm
trước mong muốn của mình bị thất bại, lập tức họ cùng dàn đồng ca quanh họ bèn
lu loa, rêu rao rằng: Người tự ứng cử mà không phải do Đảng cử thì không có cơ
hội; chỉ có những người “theo phe” Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng cử đại biểu
Quốc hội; Đảng Cộng sản cố tình gây khó và cản trở người ngoài Đảng tự ứng cử
đại biểu Quốc hội; Đảng đã xếp ghế nhân sự trong Quốc hội; bầu cử Quốc hội chỉ
là hình thức, quyền lực trong Quốc hội đã được các phe nhóm của Đảng an bài, phân
chia từ Hội nghị Trung ương 2 rồi… Có thể khẳng định rằng, đây là sự xuyên tạc
trắng trợn công tác cán bộ nói chung, công tác nhân sự của Đảng nói riêng.
Điểm
nữa mà các đối tượng thường nhắc đến là, theo họ, để Quốc hội thực sự là cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân thì cần phải cân bằng quyền lực trong Quốc
hội bằng cách chia một nửa số ghế cho những người ngoài Đảng, vì quy định số
lượng đại biểu ngoài Đảng như hiện tại là quá ít. Nhũng nhiễu vậy mà họ không
chịu hiểu, không biết rằng Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/1/2021 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội đã quy định rõ việc dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần
đại biểu Quốc hội khóa XV, cơ cấu số lượng đại biểu là người ngoài Đảng từ
25-50 đại biểu (5-10%).
Có
thể thấy, những luận điệu độc hại này cùng với vấn đề số lượng, cơ cấu đại
biểu, số lượng đại biểu là người ngoài Đảng ứng cử đại biểu Quốc hội đã bị các
đối tượng cơ hội chính trị xuyên tạc để làm biến tướng bản chất vấn đề. Đồng
thời, chiêu trò tự ứng cử đại biểu Quốc hội mà các “nhà dân chủ” đang thực hiện
cho thấy sự thật là, một mặt, họ muốn phá hoại bầu cử, gây rối lòng dân; mặt
khác, thông qua đó, họ muốn đánh bóng tên tuổi của mình để "làm hàng trong
giới dân chủ” nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân.
Vì
thế, có thể thấy rằng, việc tung tin sai lệch bản chất của các đối tượng này
cũng không ngoài mưu đồ chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận/đòi xóa bỏ
vai trò Đảng lãnh đạo Quốc hội, nhà nước và hệ thống chính trị nói chung, công
tác cán bộ/công tác nhân sự nói riêng.
Vì
thế, cũng có khẳng định rằng, việc tung tin kích động kiểu kích động như
"thực chất, trong mâm quyền lực của đảng, dân không có phần thì có tổ chức
công bố cũng chỉ để thỏa mãn tính háo danh của đám lãnh đạo chứ với dân chẳng
có ý nghĩa gì" và "ai cũng biết, được bổ nhiệm hay bị miễn nhiệm
trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đều phụ thuộc hoàn toàn vào… sự
sắp đặt của Đảng" của các phần tử phản động cũng không thể đánh lừa và làm
suy giảm được lòng dân tin Đảng; lại càng không thể phá hoại được niềm vui chung
và tinh thần trách nhiệm công dân của mỗi người dân trong ngày bầu cử đại biểu
Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sắp tới./.
St
Đăng nhận xét