Mấy ngày qua trên mạng xã hội, có khá là nhiều người hô hào rằng người Việt trong nước cần ngừng tổ chức những sự kiện liên quan đến ngày 30/4 nhằm mục đích hòa hợp dân tộc. Họ nói rằng, người Việt thuộc phía VNCH đã lãng quên đi chiến tranh, mong người Việt trong nước cũng vậy, rồi không nhắc đến quá khứ đau buồn sẽ tốt hơn cho cả dân tộc…



Thiết nghĩ những người này là những con người nói đạo lý và cứ đến ngày 30/4 là bắt đầu có những bài viết ra vẻ thanh cao, khuyên bảo người Việt trong nước phải im lặng khi nhắc đến ngày này, nào là lấy lý do là hòa hợp dân tộc, cùng quên đi quá khứ… Liệu có nói những điều ấy với những người thuộc phía VNCH ở bên kia chiến tuyến không?

Câu chuyện ở đây, ai mới là những người không dám quên đi quá khứ và luôn muốn khơi gợi ra ở đây?

Tại Úc, Đức, Hoa Kỳ, người Việt thuộc phía VNCH liên tục tổ chức những buổi lễ tưởng niệm “Ngày Quốc Hận” và “Tháng Tư Đen”. Trong những buổi lễ ấy, họ luôn hô hào những khẩu hiệu như “Đả đảo CSVN”, “Yêu cầu CSVN trả lại đất nước cho người dân Việt Nam, “CSVN vi phạm tự do nhân quyền”... Một vài nhóm khác thì soạn thỉnh nguyện thư, dọa sẽ gửi đến chính quyền các nước phương Tây yêu cầu cấm vận Việt Nam - công việc mà họ đã làm bấy nhiêu năm qua.

Tại Houston, phe VNCH nói rằng chính quyền CSVN giấu thế giới về chuyện chống dịch, cho phép người dân Việt Nam đi chơi ngày lễ 30/4 nhằm che mắt người dân về tình hình dịch bệnh trong nước sắp vỡ trận. Ngoài việc tưởng niệm “Tháng Tư Đen” và “Ngày Quốc Hận”, họ còn biểu tình yêu cầu chính quyền CSVN công bố những thông tin sự thực về đại dịch, mong muốn người dân Việt Nam biết những gì mà chính quyền đang che giấu.

Tại Marrickville, Úc, người Việt thuộc phía VNCH tại đây xé công khai cờ đỏ sao vàng của Việt Nam - một lá cờ được thừa nhận bởi quốc tế, bắt ép người dân Việt Nam tại đây treo cờ vàng ba sọc đỏ nếu không sẽ bị tẩy chay, đe dọa. Họ tổ chức những buổi lễ dạo quanh đường phố Marrickville, mang theo những bức ảnh chế xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp kèm những khẩu hiệu xúc phạm đến hai con người có công với dân tộc.

Cũng tại Úc, ở thành phố Canterbury-Bankstown, những người phe cờ vàng tiếp tục tổ chức những buổi lễ “đào” lại quá khứ, kêu gọi những người trẻ thuộc lứa 8x, 9x… trở lại đây cũng tham gia lên án chế độ độc tài CSVN. Và điều bi hài ở đây là toàn các cụ, không hề có sự xuất hiện của những người trẻ. Bạn Chris Nguyen trong nhóm cộng đồng du học sinh Úc - Việt nói: “Họ kêu gọi những người trẻ đến tham gia, ai đến chứ tôi thì không, vì tôi đã từng trở về Việt Nam, cuộc sống của người dân không như những gì họ nói, tôi không tham gia vào một công việc chống lại dân tộc, đất nước của mình”.

Ngoài ra, còn những câu chuyện tấu hài từ cộng đồng người Việt tị nạn tại Westminster, Frankfurt... rồi đến Thụy Sĩ, Canada, New Zealand...

Đó, đứng trước những luồng thông tin ấy, của những con người như vậy, liệu người Việt trong nước sẽ phải chấp nhận, phải bỏ qua để hòa giải dân tộc ư? Không đời nào có chuyện như vậy.

Chúng ta chấp nhận hòa hợp dân tộc với những con người hướng về Tổ Quốc, nhìn bằng con mắt chân thật, chấp nhận sự thật rằng nước Việt Nam đã thống nhất, Bắc - Nam một nhà. Như tướng Nguyễn Hữu Có - từng là Tổng tham mưu trưởng quân lực VNCH, sau này là Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hay như tướng Nguyễn Cao Kỳ - từng lên VTV nói về câu chuyện gác lại quá khứ, hòa hợp dân tộc. Rồi câu chuyện của tướng Ngô Quang Trưởng, luôn im lặng khi được hỏi tại Việt Nam, sau khi ông mất đi, nguyện vọng trở về quê hương được đáp ứng, tro cốt của ông được vợ Nguyễn Tường Nhung - con gái của nhà văn Thạch Lam mang về rải ở đèo Hải Vân, nơi mà ông cho rằng là “nơi phân chia Bắc Nam trong quá khứ giờ đã thống nhất”.

Chúng ta kỳ vọng vào việc hòa giải dân tộc, nhưng với những ai cần hòa giải dân tộc. Liệu họ, những người thuộc phía VNCH làm trò “ruồi bu” ở bên trên có cần hòa giải không? Câu trả lời chắc chắn là không. Hòa giải không phải là việc những người Việt ở trong nước vứt bỏ hết tất cả những chiến công, thành tựu, sự hy sinh trong quá khứ, để lắng nghe những người ở bên ngoài sỉ nhục.

Hòa giải dân tộc, làm thế nào? Khi mà họ luôn đòi hỏi người dân trong nước phải buông bỏ lịch sử, đừng nói về chiến thắng và sự thống nhất, còn họ thì luôn ở bên ngoài chống phá, kích động, phân biệt vùng miền, nói xấu dân tộc.

Như một bình luận trên PhoBolsaTV: “Nhìn họ, những người già cả, chân đi không vững, đọc tiếng Việt không rõ, mặc bộ quân phục không rõ là của VNCH hay của Mỹ, không có một chỗ tưởng niệm tử tế phải đứng ngoài lề đường mà thấy thương. Thương vì một sự thù hận đã tồn tại quá lâu, đến mức biến thành mù quáng. Đời người khổ nhất là phải sống trong hồi ức tủi nhục, thua kém - luôn bức xúc, thù ghét người khác... nhưng không làm được gì và không mấy ai ủng hộ điều đó”./.

 

Đăng nhận xét

 
Top