“Nói về một quốc gia đứng vững giữa bao nhiêu làn sóng Covid-19, thì người ta sẽ nghĩ đến Úc, New Zealand, Đài Loan và Hàn Quốc, không mấy người nghĩ đến Việt Nam, một quốc gia với GDP đầu người chỉ hơn 2.500 đô la, hơn 96 triệu dân, có đường biên giới dài 800km toàn rừng núi với Trung Quốc. Trong khi các quốc gia trên được ca ngợi và tung hô trên bình diện thế giới thì Việt Nam dường như ít được biết nhất. Chính phủ Việt Nam đã thực thi những biện pháp phòng dịch hiệu quả, ấn tượng và trật tự. Họ tạo ra được sự đoàn kết trong nội bộ quốc gia từ lịch sử”.
"Có
phải là may mắn cho người dân Việt Nam không?, khi họ sở hữu một chính quyền
chống dịch tốt đến như vậy?. Bất chấp những ý kiến cho rằng chính quyền Việt
Nam độc tài, toàn trị hoặc có những cáo buộc gian lận về số liệu?"
Trích
từ “Coronavirus Politics: The Comparative Politics and Policy of COVID-19”, một
trong những cuốn sách phân tích chính trị tốt nhất về đại dịch Covid-19, được
biên tập bởi đội ngũ hơn 20 giáo sư, cố vấn và chuyên gia chính trị, chính sách
kinh tế, dịch vụ công của các trường đại học nổi tiếng như Michigan,
Pennsylvania, Edinburgh, Harvard…
Theo
thống kê của WHO và Liên hợp quốc, trong số các quốc gia có mức GDP đầu người
dưới 3.000 đô la, Việt Nam là quốc gia viện trợ quốc tế nhiều thứ 2 trong đại
dịch tính từ đầu năm 2020 đến nay - sau Ấn Độ. Trong khi các quốc gia có mức
thu nhập tương tự thường “nhận” nhiều hơn là “cho” đi, thì Chính phủ Việt Nam
dường như đang thông qua đại dịch, muốn chứng minh cho thế giới thấy rằng Việt
Nam đang sinh tồn mạnh mẽ như thế nào.
Cuốn
sách trên dẫn nguồn từ World Bank, cho biết, Chính phủ Việt Nam dành khoảng 6%
GDP mỗi năm để chi trả cho các dịch vụ y tế công, bảo hiểm y tế. Được biết, hơn
87% người Việt Nam có thẻ bảo hiểm y tế, gần 100% người Việt Nam thuộc các đối
tượng dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn có bảo hiểm y tế. Chính phủ
Việt Nam cũng khuyến khích phát triển y tế tư nhân nhằm phục vụ cho những người
giàu có. Trong tất cả các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người dưới 4.000
USD, không có quốc gia nào triển khai được hệ thống y tế công tốt như ở Việt
Nam.
Dĩ
nhiên là với những học giả phương Tây, dù nói tốt, thì Việt Nam vẫn bị gán mác
là “độc tài”. Nhưng trong cuốn sách, sự “độc tài” đã không còn mang một màu sắc
tiêu cực, sự thành công của Việt Nam phải đối diện trước một thách thức minh
bạch. Nhưng người Việt đã biến thách thức ấy thành cơ hội “tẩy trắng” trước
truyền thông phương Tây, đến từ việc minh bạch các thông tin về từng ca nhiễm
trên hầu hết những phương tiện mà họ có: báo điện tử, radio, mạng xã hội, SMS…
Những
chuyên gia của cuốn sách nhấn mạnh rằng, nếu là một người trong chuyên ngành về
phòng chống dịch bệnh, có lẽ sẽ không xa lạ với những thành tích của Việt Nam
trong ngành này. Những người Việt Nam đã chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỷ
HIV/AIDS, bệnh phong, bệnh sởi, bênh sốt xuất huyết, bệnh cảm cúm, dịch tả,
H5N1, H1N1… Thế giới dường như không biết đến những điều đó, để rồi khi một lần
nữa, Việt Nam kiên cường chống lại Covid-19, họ mới bất ngờ và tìm hiểu thêm về
quốc gia này.
Eric
Feigl-Ding, một trong những nhà nghiên cứu y tế công cộng nổi tiếng nhất nước
Mỹ, cựu giảng viên Harvard và Johns Hopkins cho biết trên Twitter cá nhân vào
ngày 07/05, khi mà làn sóng thứ tư tại Việt Nam đã bắt đầu được hơn 10 ngày:
“Tỷ lệ tử vong do Covid-19 của thế giới là 89/100.000, còn Việt Nam có tỷ lệ tử
vong vào khoảng 0,1/100.000” - là quốc gia có tỷ lệ tử vong thấp nhất thế giới
với các quốc gia có dân số trên 10 triệu người”. Eric Feigl-Ding cũng từng đăng
đàn khuyến nghị rằng, các quốc gia khác trên thế giới, dù giàu hay nghèo, dù ở
phương Tây, châu Phi, cũng đều có thể học cách chống dịch như Việt Nam. Hầu hết
các quốc gia khác đều có cơ hội học Việt Nam, nhưng họ nói không.
Ngày
06/4, khi Úc và New Zealand chính thức thông quan biên giới giữa 2 quốc gia mà
không cần kiểm dịch, chuyên gia này cho biết: “Họ là những hòn đảo, họ dễ dàng
thực hiện chiến dịch Zero Covid, Việt Nam không phải là một hòn đảo, Việt Nam
cũng đang Zero Covid. Vấn đề là ở lãnh đạo!” - chuyên gia này cho biết thêm.
Michael
Hurley, chuyên gia dịch tễ, ủy viên thường trực Công đoàn Canada, viết về Việt
Nam: “Việt Nam có tối thiểu 30 ngày nghỉ ốm có lương và không cho phép người
lao động mắc bệnh Covid-19 làm việc và lây nhiễm cho người khác. Trong số 91
triệu dân của Việt Nam, đã có 35 người rơi vào tay của Covid-19 trong khi dân
số của Ontario là 15 triệu người, và 8039 người chết vì Covid-19”.
Báo
chí quốc tế đưa tin nhiều về làn sóng thứ tư tại Việt Nam, đặc biệt là về đợt
dịch tại Bắc Ninh và Bắc Giang, hai tỉnh có tổng giá trị sản xuất công nghiệp
hàng năm lên tới rơi vào khoảng 100 tỷ đô la. Câu hỏi đặt ra, liệu Việt Nam sẽ
đối diện với Covid-19 tại đây như thế nào?
Tờ
Nikkei Asia cho biết, đội ngũ y tế có kinh nghiệm chống dịch từ Quảng Ninh, Hải
Dương… đã đến hỗ trợ Bắc Ninh và Bắc Giang. Về phía quân đội, toàn bộ Quân đoàn
2 và một phần của Quân khu 1 được điều động cho công tác phòng dịch, Việt Nam
đã hoàn thành 2 bệnh viện dã chiến có quy mô khoảng 1200 giường bệnh trong vòng
chưa đầy 24 giờ đồng hồ. Tờ này nói về Thái Lan và Campuchia, khi các quốc gia
này xây nhà xác và lò thiêu, thì Việt Nam xây bệnh viện.
“Làn
sóng thứ tư có quy mô lớn hơn so với các lần trước, nhưng một tín hiệu đáng
mừng, là Việt Nam đã “quây” thành công những ổ lây nhiễm lớn nhất, việc bây giờ
là xét nghiệm, chữa bệnh và quay trở lại sản xuất” - The Guardian.
Làn
sóng thứ tư lần này có quy mô lớn hơn cả ba làn sóng trước đó, nhưng Việt Nam
tiếp cận với làn sóng thứ tư này cũng ở một vị thế khác. Dễ thấy nhất, là việc
lập bệnh viện dã chiến nhanh hơn, triển khai xét nghiệm quy mô lớn cũng nhanh
hơn, điều động nhân sự y tế cũng nhanh hơn... Nhưng đôi khi chính vì việc đó,
khiến người Việt chủ quan và buông thõng.
Ngày
06/4, chuyên gia Eric Feigl-Ding bình luận về sự kiện Úc và New Zealand nối lại
việc di chuyển giữa hai quốc gia mà không cần kiểm dịch: "Đừng quên Việt
Nam, họ không phải là một hòn đảo...".
St
Đăng nhận xét