Tại Hội nghị trực tuyến “Hướng dẫn triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2” với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 14/5, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã cho rằng tại Việt Nam đã xuất hiện 2 biến chủng của Anh và Ấn Độ.



Tuy nhiên, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn giải ra 2 biến chủng khác nữa đó là B.1.222 xuất hiện ở 12 quốc gia, nhiều nhất là ở Anh, và biến chủng B.1.619 từ nhiều nước, có nguồn gốc có thể từ Cameroon của Châu Phi sau lan ra châu Âu. Hai biến chủng này chưa xuất hiện nhiều ở trong các mẫu bệnh phẩm bệnh viện đã thực hiện.

Trong 32 mẫu bệnh phẩm bệnh viện đã giải trình tự gen trong đợt dịch ở Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương đều lên chủng của Ấn Độ B.1.617.2. Chủng này mang đầy đủ 13 đột biến so với chủng ở Vũ Hán và 3 đột biến ở protein S, các biến chủng này lưu hành rất lớn trên thế giới và ở Việt Nam.

Biến chủng virus từ Ấn Độ là biến chủng đột biến ngay trên chủng  B.1.1.7 từ Anh. Biến chủng này có tốc độ lây lan rất nhanh (đặc tính của chủng biến thể Anh) và có dấu hiệu làm giảm tác dụng của vắc-xin (đặc tính của chủng biến thể Nam Phi) nên được gọi là chủng virus biến thể kép (hay đột biến kép).

Biến chủng B.1.617 tại Ấn Độ chứa 13 đột biến khác nhau, trong đó có 3 đột biến quan trọng là E484Q, L452R và P681H có khả năng lây lan nhanh chóng. Một số nghiên cứu cho thấy, 2 đột biến E484Q, L452R trong biến chủng B.1.617 có thể trốn tránh hệ thống miễn dịch, bởi vậy vắc-xin COVID-19 vẫn có tác dụng chống lại biến thể B.1.617 nhưng kém hiệu quả hơn. Cũng có những dấu hiệu cho thấy những người mắc COVID-19 cũng có những dấu hiệu tái nhiễm với biến thể này, đặc biệt là khi khả năng miễn dịch của họ suy yếu theo thời gian.

Thế hệ virus SARS-CoV-2 trước đây thường nhân bản trong phổi, nhưng biến chủng của virus này có thể trú ngụ bất cứ nơi nào trong cơ thể như cổ họng vì thế nó lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn.

Biến chủng B.1.617.2 đang lưu hành tại Việt Nam mang 2 đột biến L452R và P681H, do đó cũng có thể lý giải vì sao số ca nhiễm trong cộng đồng trong thời gian qua không ngừng tăng lên là do biến chủng mới này có khả năng lây lan nhanh chóng.

Nhiều lần xét nghiệm mới phát hiện dương tính là điều bình thường trong dịch tễ học

Cũng tại Hội nghị, PGS. TS. Trần Như Dương - Phó Viện trưởng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cũng lý giải nguyên nhân vì sao có trường hợp xét nghiệm lần 1, 2, 3 cho kết quả âm tính nhưng lần 4 lại cho kết quả dương tính (như trường hợp của bệnh nhân ở Hà Nam).

Việc xét nghiệm cho kết quả những lần đầu âm tính, lần sau dương tính là hoàn toàn bình thường trong dịch tễ học. Bởi vì bình thường khi virus xâm nhập vào cơ thể phải có thời gian nhân lên trong tế bào. Thời gian ủ bệnh SARS-CoV-2  trung bình có thể  từ 2-14 ngày, thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào từng người, theo sự cảm nhiễm của cơ thể với virus, nồng độ nhiễm của virus với từng người, chủng virus khác nhau khả năng ủ bệnh cũng khác nhau.

Trong giai đoạn ủ bệnh virus đang nhân lên âm thầm trong tế bào, số lượng virus chưa đủ lớn để phóng ra ở dịch mũi họng, do đó lúc đó xét nghiệm chưa có kết quả dương tính. Chính vì vậy khi theo dõi trong khu cách ly tối thiểu phải xét nghiệm 3 lần, lầu đầu ngay sau khi vào khu cách ly tập trung, lần thứ 2 vào ngày thứ 14, lần 3 ngày thứ 20. Làm như thế để xem khi nào virus ủ bệnh, hết thời gian ủ bệnh mới bung ra, lúc đó mới xác định dương tính được.

Điều này cũng lý giải tại sao F1 âm tính F2 tiếp xúc lúc đó được giải phóng cách ly. Vì khi xét nghiệm F1 âm tính, lúc đó virus đang trong tế bào, số lượng chưa đủ lớn ra mũi họng, do đó người F1 lúc đó vô hại, chưa thể lây cho ai, vì vậy những người F2 tiếp xúc với F1 trước thời điểm lấy mẫu âm tính đó cũng vô hại. Tuy nhiên, cũng có thể ngay ngày hôm sau virus nhân lên với số lượng đủ lớn, tiết ra mũi họng lúc đó xét nghiệm dương tính là chuyện bình thường bởi virus nhân lên số lượng đủ lớn thì mới phát bệnh. Thậm chí có người sáng âm tính, chiều lại dương tính vì chiều đúng thời điểm virus có số lượng đủ lớn để giải phóng ra dịch tiết mũi họng.  Xét nghiệm càng dày trong khu cách ly tập trung càng nắm bắt được sớm hơn nguồn lây./.

 

Đăng nhận xét

 
Top