Trên các trang mạng gần đây, nhân dịp ngày bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp sắp tới, lại xuất hiện một số bài đòi Đảng Cộng sản Việt Nam “phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng, nhất là đa đảng đối lập” với lý do “chỉ có thực hiện đa nguyên đa đảng thì đất nước mới có cơ phát triển, nếu không sẽ rơi vào bế tắc”… Để tiếp tục làm sáng tỏ vấn đề này chúng ta cần nhận thức rõ:
1. Sự quyết định bởi
chính lịch sử:
Việt Nam vốn là nước
có nhiều đảng phải, chứ không phải một đảng như một số người thường rêu rao. Về
vấn đề này, tôi đã trình bày cặn kẽ trong bài viết trước đây của tôi: “Họ đòi
đa nguyên, đa đảng nhằm mục đích gì?”. Trong bài này, tôi xin nói thêm một số
vấn đề để trao đổi cho rõ. Theo thống kê chưa đầy đủ của tôi, từ trước và sau
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, tại Việt Nam đã có 102 đảng phái và các
tổ chức chính trị xuất hiện, trong đó có những đảng phái lớn như Việt Nam Quốc
dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng Đảng (Việt cách), Tân Việt Cách mạng
Đảng (Đảng Tân Việt), Đảng Lập hiến Đông Dương, Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã
hội Việt Nam,… Ngay như trong tổ chức của những người cộng sản Việt Nam trước
khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cũng đã có 3 Đảng Cộng sản: Đông Dương Cộng
sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Tuy nhiên, các đảng
phái đó, lần lượt lụi tàn dần trên chính trường Việt Nam, bởi nó không đáp ứng
được xu thế phát triển của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh, các
đảng phái đó buộc phải rút lui trên chính trường Việt Nam, vì không đủ sức lãnh
đạo và không có đường lối chính trị đúng đắn, phương pháp phù hợp với xu thế
phát triển của Việt Nam. Còn lại là Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi tên là Đảng
Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam, cuối cùng là trở lại với Đảng
Cộng sản Việt Nam vào năm 1976). Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới có đủ phẩm
chất, uy tín lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đủ bản lĩnh và trí tuệ đưa Việt Nam
trở thành dân giàu, nước mạnh.Các đảng phái chính trị ở Việt Nam thừa nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng có đường lối và phương pháp
cách mạng đúng và sáng tạo, phù hợp với nguyên vọng của nhân dân Việt Nam, rất
xứng đáng trong việc tập hợp nhân dân, tạo thành một khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, thực sự mang lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc và đang tiến lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước ở thời kỳ quá độ, mang lại cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, được nhân dân đồng tình và thừa nhận sự lãnh
đạo của Đảng đối với cách mạng và nhân dân Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
đời sống nhân dân rõ ràng được nâng cao hơn trước; bộ mặt đất nước thay đổi
từng ngày, từng giờ. Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại lâu dài trên đất nước Việt
Nam, bởi nó được quyết định bởi chính lịch sử.
2. Tuy là một đảng,
nhưng xu hướng vẫn phát triển theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa:
Báo Điện tử Vietnam
Net, ngày 09/5/2021, đăng bài của Tư Giang: “Định vị Việt Nam trong mắt một học
giả Nhật Bản”, trích dẫn câu của một học giả nổi tiếng người Nhật Bản, tên là
Hamada Kazuyuki đánh giá về kinh tế Việt Nam:
“Tuy đất nước theo chế
độ đơn đảng, nhưng chính sách kinh tế của Việt Nam phát triển theo hướng tự do
hóa, ưu tiên nguyên lý thị trường”1.
Ông Hamada Kazuyuki,
dự đoán “đến năm 2048, Việt Nam sẽ nằm trong tốp 20 của thế giới về quy mô kinh
tế”2. Ông ấy còn viết rằng, “Việt Nam hiện là quốc gia có nền kinh tế phát
triển nổi bật nhất châu Á. Tầng lớp thượng lưu ở Việt Nam, những người sở hữu
khối tài sản có khả năng đầu tư hơn 30 triệu đô la Mỹ, tăng đến múc 13% trong 5
năm qua, vượt ngưỡng 10 nghìn người. Với tốc độ như thế, năm 2026, tỷ lệ gia
tăng lớp người thượng lưu sẽ vượt trội so với Trung Quốc, Ấn Độ, lọt vào danh
sách hàng đầu thế giới”3.
Ông Hamada Kazuyuki bình
luận rằng, chỉ riêng thị trường quốc nội phát triển nhanh chóng, thì Việt Nam
cũng đã có nhiều khả năng để trở thành một cường quốc trong tương lai. Ông nói:
“Lẽ ra, một nước xã hội chủ nghĩa thì sẽ toàn là doanh nghiệp quốc doanh, nhưng
hiện nay, việc tư nhân hóa đang phát triển nhanh chóng. Hơn nữa, từ cơ sở hạ
tầng cho đến sản xuất, chế tạo, tinh thần khởi nghiệp cực kỳ thịnh hành cũng
đáng được đề cập”4.
Nhận xét của ông
Hamada Kazuyuki về Việt Nam nói lên rằng, dù là một đảng lãnh đạo, nhưng đất
nước đang phát triển mạnh, phản ánh chất lượng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, còn hơn là đa đảng, nhưng chính trị lộn xộn.
Tuy là một Đảng lãnh
đạo, nhưng Việt Nam có cả một hệ thống chính trị vững mạnh với Mặt trận dân tộc
thống nhất cùng nhiều đoàn thể chính trị – xã hội, đoàn thể nhân dân, đoàn kết
chung quanh Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
để cùng nhau thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách
mạng xã hội chủ nghĩa:
Hệ thống chính trị ở
Việt Nam bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội,
như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt
Nam. Nhiều tổ chức chính trị – xã hội khác và đoàn thể nhân dân đều là “chân
rết” của hệ thống chính trị.
Về hoạt động của hệ
thống chính trị ở Việt Nam chính là cơ chế của xã hội Việt Nam, mà nhờ dó, nhân
dân thông qua hệ thống Đảng, Nhà nước, Mặt trận thực hiện quyền làm chủ của
mình trong xã hội. Hệ thống này điều chỉnh mọi quan hệ hình thành giữa các giai
cấp, tầng lớp trong xã hội, giữa các dân tộc anh em, giữa xã hội, tập thể và cá
nhân về vấn đề quyền lực và lợi ích.
Hệ thống chính trị ở
Việt Nam hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hạt nhân lãnh
đạo của hệ thống chính trị là Đảng Cộng Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng vừa là
người lãnh đạo, vừa là thành viên của hệ thống chính trị; thực chất đây là liên
minh chính trị – xã hội rộng rãi, đoàn kết, gắn bó cùng nhau xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới.
Mối quan hệ lẫn nhau
và sự quy định lẫn nhau trong hệ thống chính trị được bảo đảm bới các mối liên
hệ và quan hệ mật thiết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong toàn bộ hoạt động
của hệ thống. Đó chính là mối quan hệ lãnh đạo chính trị giữa tổ chức đảng với
các tổ chức nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội. Mối quan hệ này được
nâng cao khi trình độ chính trị và nhận thức của nhân dân cũng được nâng cao.
Trong công cuộc đổi
mới đất nước, hệ thống chính trị gắn liền với sự phát triển kinh tế – xã hội,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giải quyết các vấn đề
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại, phù hợp
với tình hình, nhiệm vụ mới.
Phương hướng hoạt động
của hệ thống chính trị trong xã hội Việt Nam là mở rộng hơn nữa sự tham gia của
các tầng lớp nhân dân vào việc quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội,
nâng cao tính tích cực của các đoàn thể chính trị – xã hội, tạo thành phong
trào thi đua yêu nước rộng khắp trong toàn xã hội; tăng cường sự kiểm tra, giám
sát của nhân dân với các tổ chức trong hệ thống chính trị. Việc nâng cao nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ
thống chính trị của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Quan hệ giữa các cơ
quan đảng, chính quyền, mặt trận trong hệ thống chính trị là mối quan hệ nhiều
chiều, dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau và sự tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau tồn
tại và phát triển.
Đảng Cộng sản Việt Nam
là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân
dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Mục đích hoạt động của Đảng
là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn
minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng; là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân làm chủ Nhà nước; tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ
của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền
công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện.
Mặt trận dân tộc thống
nhất Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức
chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp,
tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt
trận là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản
biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Công đoàn Việt Nam,
Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị – xã hội,
được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của thành viên, hội viên của tổ chức mình, cùng các tổ chức
thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Tất cả đều tạo thành
sức mạnh trong cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đó là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc do một đảng cách mạng
duy nhất lãnh đạo.
Mọi luận điệu đòi đa
nguyên, đa đảng đều đi ngược lại với đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt
Nam./.
St
Đăng nhận xét