Ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về “Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội”. Ngay sau khi ban hành Bộ quy tắc đã được sự ủng hộ của nhân dân cả nước, nhất là người dùng mạng xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, đi ngược lại sự ủng hộ của phần đông đó, các phần tử cơ hội, phản động lại ra sức xuyên tạc, kích động người dân phản đối, yêu cầu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Thông tin và Truyền thông hủy bỏ quy định trên, trao trả quyền tự do ngôn luận, báo chí cho nhân dân.
Theo
số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện Việt Nam được đánh giá là 1
trong 20 nước có tỉ lệ sử dụng Internet nhiều nhất thế giới với khoảng
68.720.000 người dùng (chiếm 70,3% dân số). Khoảng 94% người dùng Việt Nam sử
dụng Internet thường xuyên với thời gian sử dụng trung bình lên tới 6 giờ mỗi
ngày.
Ngoài
những tác dụng to lớn, hữu ích của mạng xã hội mang lại, thời gian qua không ít
kẻ xấu, các phần tử cơ hội, thực dụng, phản động, có cả người dùng mạng xã hội
thiếu hiểu biết vô tình vi phạm các hành vi như tung tin giả, giật tít, câu
like, đăng tải những thông tin, hình ảnh, video nhảm nhí, thiếu chuẩn mực đạo
đức, ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ tục của người Việt.
Có
thể kể đến hoạt động của các đối tượng, tổ chức chống đối trong và ngoài nước
như: Việt Tân, RFA, Nhật ký yêu nước, Đô thành Sài Gòn,… ra sức sử dụng mạng xã
hội tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tấn công chia rẽ nội bộ, xuyên tạc, bịa
đặt, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đòi đa nguyên, đa đảng, kích
động biểu tình, gây bất ổn về an ninh, trật tự. Đồng thời, các thế lực thù địch
cũng lợi dụng mạng xã hội để đăng tải những thông tin sai sự thật, lừa bịp,
xuyên tạc chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước; kích động người dân có hành vi sai
trái, vi phạm pháp luật, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.
Để
bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, thời gian qua, Đảng và Nhà nước
đã quan tâm ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường các biện pháp giám sát hệ
thống thông tin và truyền thông, quản lý các thông tin đăng tải trên mạng
internet, điển hình như Luật An ninh mạng năm 2018.
Việc
ban hành “Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội” được xem là “thể chế mềm”, điều
chỉnh mọi hành vi, ứng xử trên mạng xã hội của người dùng mạng xã hội tại Việt
Nam, hướng đến mục đích là xây dựng mạng xã hội Việt Nam lành mạnh, tích cực;
xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức,
tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã
hội…
Tuy
nhiên, mặc dù mới chỉ được ban hành, nhưng ở các diễn đàn của các thế lực thù
địch, phần tử cơ hội, phản động lại ra sức xuyên tạc với nhiều bài viết cho
rằng Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã “ban hành đạo luật
vi phạm nhân quyền”, “ép buộc người dân phải tuân thủ những quy tắc vi phạm
quyền tự do ngôn luận chính đáng của Nhân dân trên mạng xã hội theo chủ ý của
Bộ và lãnh đạo Đảng, Nhà nước” là điều không thể chấp nhận được.
Hay
chính quyền sẽ lợi dụng Bộ quy tắc này để tăng cường đàn áp đối với những người
“bất đồng chính kiến”; hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân; biến công
chức nhà nước trở thành những kẻ chỉ điểm trên không gian mạng, khi yêu cầu họ
phải “thông báo tới cơ quan chủ quản” khi bắt gặp các thông tin “trái chiều, vi
phạm pháp luật”; biến các công ty cung cấp dịch vụ mạng xã hội trở thành công
cụ kiểm duyệt cho nhà nước…
Điều
dễ dàng nhận thấy việc chấp hành nghiêm Bộ Quy tắc ứng xử này sẽ điều chỉnh
những hành vi trên mạng xã hội tuân thủ pháp luật, giữ gìn sự trong sáng, lành
mạnh của thông tin; người dùng mạng xã hội biết cách tôn trọng, giữ gìn bí mật
thông tin của quốc gia dân tộc, biết cách tuân thủ, chấp hành quy tắc đạo đức,
giữ gìn chuẩn mực đạo đức xã hội, chịu trách nhiệm về mọi hành vi của bản
thân,… theo khuôn khổ pháp luật. Như vậy, Bộ Quy tắc này là phù hợp với chuẩn
mực đạo đức và quy định pháp luật, không hề có việc đàn áp nhân quyền, tự do,
ngôn luận, tín ngưỡng, tôn giáo. Mọi hành vi “thượng tôn pháp luật”, xây dựng
mạng xã hội Việt Nam lành mạnh, tích cực đều được pháp luật tôn trọng và bảo
vệ, ai vi phạm thì theo quy định của pháp luật mà điều chỉnh hành vi ứng xử và
xử lý vi phạm.
Trên
thực tế, bất cứ một quốc gia nào cũng thiết lập hế thống pháp luật điều chỉnh
mọi hoạt động trên Internet, mạng xã hội của các thành viên tham gia trên nền
tảng mạng xã hội của quốc gia đó. Nó được xem như chủ quyền lãnh thổ của một
quốc gia trên không gian mạng.Với số lượng người dùng mạng xã hội lớn như ở
Việt Nam thì việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử để điều chỉnh mọi hành vi trên
mạng xã hội là việc làm rất cần thiết .Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được
ban hành đáp ứng nhu cầu cấp thiết nhằm giữ vững môi trường sạch, lành mạnh không
gian mạng./.
Đăng nhận xét