Trong nhiều năm qua, tự do báo chí luôn là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch, các nước tư bản lợi dụng để xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do báo chí đồng thời cổ vũ, tuyên truyền cho cái mà họ gọi là tự do báo chí chân chính. Vậy, có hay không có “tự do báo chí” không giới hạn?
Báo chí là phương tiện truyền thông
thiết yếu trong đời sống xã hội. Hoạt động báo chí góp phần không nhỏ đáp ứng
nhu cầu thông tin phong phú, đa dạng về mọi mặt của đông đảo mọi người. Trong
quá trình phát triển của báo chí, quan điểm về Tự do báo chí đã ra đời. Và tự
do báo chí tất yếu trở thành tâm điểm “khẩu chiến” của các thế lực chính trị.
Nhiều người cho rằng, sự khác biệt về pháp luật và văn hóa của mỗi quốc gia đã
tạo ra các cách nhìn khác nhau về tự do báo chí; những định kiến chủ quan mang
dấu ấn ý thức hệ giữa vô sản và tư sản đã tạo ra khoảng cách tưởng chừng không
xóa bỏ được đang hiện hữu và xuất phát từ sự không đồng nhất quan niệm, tiêu
chí, chuẩn mực về tự do báo chí, đặc biệt một số tổ chức, quốc gia không hẳn họ
không hiểu nhưng cố tình làm sai lệch bản chất của vấn đề tự do báo chí. Vấn đề
đặt ra ở đây là có hay không về một sự tự do báo chí không giới hạn, không biên
giới như Mỹ và một số nước phương Tây thường tung hô?
Câu trả lời là không và không có ở
ngay chính các nước phương Tây. Họ rêu rao như vậy và đánh giá một số quốc gia
không có tự do báo chí theo kiểu áp đặt, định kiến chẳng qua là nhằm phục vụ
mưu đồ chính trị đen tối của họ.
Hằng năm, Tổ chức Phóng viên không
biên giới đều tiến hành nhận xét, đánh giá về tình hình báo chí quốc tế, rồi tổ
chức xếp hạng về mức độ “tự do” báo chí của một quốc gia theo cảm nhận chủ quan
của họ. Người ta không biết có bao nhiêu độ khách quan, chuẩn xác trong đó; chỉ
biết rằng đã có không ít quốc gia phản đối, phê phán cách làm phiến diện, áp
đặt của tổ chức này. Đi sâu vào đời sống báo chí trong lòng các nước phương
Tây, người ta đã thấy rõ thực chất của cái gọi là “tự do báo chí không giới
hạn” chỉ là sự cổ động cho một thứ dân chủ mà không phải bất cứ quốc gia nào
cũng lựa chọn. Tự do báo chí là một nội dung trong phạm trù nhân quyền. Tuy
nhiên, quyền tự do báo chí không phải là không có giới hạn. Điều 29 Tuyên ngôn
thế giới về nhân quyền năm 1948 khẳng định: “Trong khi thụ hưởng các quyền và
tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là
bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và tự do của những người
khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và
phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.
Quy ước nhân quyền châu Âu có những
điều lệ vô cùng khắt khe để ngăn chặn mọi hành động nhũng lạm đối với quyền tự
do ngôn luận như Điều 102 quy định: “Quyền tự do ngôn luận lúc nào cũng bị hạn
chế bởi một số thể thức, một số điều kiện và hình phạt mà luật pháp đã quy
định”. Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị khẳng định, khi
thực hiện quyền tự do ngôn luận không được làm tổn hại đến danh dự và nhân phẩm
người khác, lợi ích quốc gia, trật tự công cộng. Trong một xã hội tự do và dân
chủ, thiết kế những điều lệ nhằm giới hạn một số quyền tự do ngôn luận là biện
pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ an ninh trật tự, luân lý và đạo đức; tôn trọng danh
dự và nhân phẩm người khác. Điều này hoàn toàn đúng với nguyên lý của C.Mác đưa
ra hơn 100 năm trước: “Tự do báo chí bao giờ cũng có, vấn đề là tự do báo chí
cho ai và tự do để làm gì”.
Như vậy, sống trong xã hội nào thì
tự do báo chí cũng bị ràng buộc về tính chính trị của đất nước đó, người làm
báo chịu trách nhiệm trước pháp luật về những phát ngôn của mình.
Ở Mỹ, trong 10 điều luật bổ sung vào
Hiến pháp Mỹ có hiệu lực từ 1791, Quốc hội Mỹ đã xác nhận quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí. Ngay sau đó, năm 1798, trước sự lan tràn các tư tưởng cực
đoan của cách mạng tư sản Pháp, trong Đạo luật “Phản loạn” Quốc hội Mỹ xác
định: “Việc viết, in, phát biểu sai sự thật, cố ý chống chính quyền sẽ bị truy cứu
hình sự”. Điều 2385, Chương 115 Bộ luật Hình sự nước Mỹ đã ghi rõ: “Nghiêm cấm
mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá và mọi hình thức
vận động, xúi giục lật đổ, tiêu diệt chính quyền bất kỳ cấp nào”. Rõ ràng luật
pháp Mỹ không cho phép ai thực hiện hay cổ vũ cho một sự “tự do báo chí không
giới hạn” như người ta vẫn thường lớn tiếng.
Ở Pháp, tự do báo chí được đề cập
rất sớm, ngay trong tiến trình cách mạng 1789, Đạo luật đầu tiên của Quốc hội
Pháp thời bấy giờ là Bản tuyên bố Dân quyền và nhân quyền. Điều 11 của Tuyên bố
này, đã xác lập quyền tự do báo chí. Tuy nhiên, năm 1881, nước này đã ban hành
một Đạo luật về tự do báo chí và đến nay đạo luật đó cơ bản vẫn còn giá trị.
Cùng với việc công nhận quyền tự do báo chí, Đạo luật 1881 đã xác lập giới hạn
trong tự do báo chí, bằng việc đưa ra các định nghĩa về tội phạm báo chí.
Ở các nước phương Tây khác, tự do
báo chí cũng không thoát ly hoàn toàn sự quản lý của pháp luật hoặc sự chi phối
của các quyền lực khác. Gần đây, tiến sỹ UdoUi Kotte Cộng hòa Liên bang Đức đã
xuất bản cuốn sách “Những nhà báo bị mua chuộc - phương tiện truyền thông đại
chúng đã bị các chính trị gia, các cơ quan tình báo và các nhà tài phiệt điều
khiển như thế nào” đã góp phần làm rõ thực chất về sự tự do báo chí không giới
hạn của phương Tây. Theo đó, tự do báo chí và tính đa nguyên trong báo chí
phương Tây chỉ là giả tạo.
Với các nước đang lựa chọn con đường
phát triển theo chủ nghĩa xã hội đều được đưa vào thứ hạng thấp kém trong bảng
xếp hạng về tự do báo chí của nhiều tổ chức ở Mỹ và phương Tây; bất chấp sự
tiến bộ của nước đó trên lĩnh vực báo chí. Hàng năm bản tin của BBC thường đưa
ra bảng xếp hạng về tự do báo chí năm đối với các quốc gia của tổ chức “Phóng
viên không biên giới”. Trong đó, hầu như Việt Nam luôn đứng ở vị trí gần cuối
bảng; với các lý do, như: giám sát “các trang tin độc lập” trên Internet, văn
bản quản lý khắc nghiệt, “tấn công” vào những người dùng internet thế hệ mới,
v.v.
Thực tế đời sống báo chí Việt Nam
lại khác xa với những điều tưởng tượng, áp đặt trên. Hiện nay, trong cả nước có
845 cơ quan báo chí với 1.118 ấn phẩm, 01 hãng Thông tấn quốc gia, 67 đài phát
thanh, truyền hình; 98 cơ quan báo chí điện tử, 1.525 trang thông tin điện tử
tổng hợp; 420 trang mạng xã hội được phép hoạt động. Ở Việt Nam, Nhà nước luôn
coi trọng quyền tự do báo chí, tự do thông tin của công dân. Điều 69, Hiến pháp
năm 1992 đã khẳng định rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
có quyền được thông tin”, hay tại Điều 1, Luật Báo chí năm 1999 một lần nữa
nhấn mạnh: “Báo chí ở nước CHXHCN Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng
thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của Đảng, cơ quan Nhà
nước, các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân”. Nhà báo - chủ thể của
hoạt động báo chí được tự do thực hiện quyền thông tin của mình, đồng thời tôn
trọng và bảo đảm quyền thông tin của người khác. Tự do phải gắn liền với kỷ
luật, kỷ cương; dân chủ phải trong khuôn khổ pháp luật. Tự do báo chí phải gắn
với đạo đức và trách nhiệm trước cộng đồng.
Trong nhiều năm qua, tự do báo chí
luôn là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch, các nước tư bản lợi dụng để
xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do báo chí đồng
thời cổ vũ, tuyên truyền cho cái mà họ gọi là tự do báo chí chân chính. Bộ
Ngoại giao Mỹ và một số tổ chức quốc tế núp bóng dân chủ, nhân quyền, bảo vệ
nhà báo đã viện cớ "bảo vệ quyền tự do báo chí tuyệt đối" mà ngay cả
Mỹ cũng không có, đồng thời chỉ căn cứ vào các thông tin bóp méo sự thật, một
chiều đăng tải trên các website của một số tổ chức phản động chủ yếu của người
Mỹ gốc Việt, để lớn tiếng chỉ trích Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận và
tự do báo chí. Điều trớ trêu là khi một số người nào đó ở Việt Nam công khai vi
phạm pháp luật, truyền tải các tư tưởng chống đối Nhà nước, lật đổ chế độ, bị
Nhà nước Việt Nam xử lý theo pháp luật thì ngay lập tức nhiều tổ chức báo chí
và phương tiện truyền thông ở nước ngoài la lối rằng, đó là “bắt bớ”, “đàn áp
phóng viên”, “hạn chế tự do báo chí”. Những người “hung hăng” chống đối chế độ
lại được tôn vinh là “hiệp sĩ đấu tranh vì tự do báo chí” để rồi được trao
“giải phóng viên vỉa hè”, “giải công dân mạng”.
Báo chí trong thời đại hiện nay là
nhu cầu thông tin không giới hạn của con người; công nghệ rất cao và tính toàn
cầu hoá. Tự do báo chí là điều cần thiết để báo chí phát triển, xã hội phát
triển. Song, tự do báo chí không giới hạn nhằm phục vụ cho mưu đồ nào đó cần
phải bị loại bỏ khỏi đời sống báo chí quốc tế hiện nay./.
St
Đăng nhận xét