Những năm qua, Việt Nam luôn tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; coi trọng chính sách đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo; đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.
Quyền tự do tín
ngưỡng, bình đẳng giữa các tôn giáo được quan tâm, tôn trọng
Việt Nam là quốc gia
đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có khoảng 95%
dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo (trong hàng nghìn tín ngưỡng thì tín
ngưỡng phổ biến là thờ cúng ông bà tổ tiên và tín ngưỡng thờ Mẫu). Tính đến
nay, cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích
gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di
sản thế giới. Hằng năm, Việt Nam có gần 13.000 lễ hội, gồm 5 loại: lễ hội dân
gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài,
lễ hội văn hóa - thể thao và ngành nghề. Riêng trong lĩnh vực tôn giáo, Việt
Nam có khoảng hơn 26,5 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số), 43 tổ chức thuộc 16 tôn
giáo được nhà nước công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. Cả nước
hiện có hơn 57,4 ngàn chức sắc, trên 147 ngàn chức việc, hơn 29,6 ngàn cơ sở
thờ tự. Số lượng tín đồ theo các tôn giáo hiện nay khoảng: Phật giáo: 15,1
triệu; Công giáo: 7,1 triệu; Cao đài: 1,1 triệu; Tin lành: 1 triệu; Hồi giáo:
80.000; Phật giáo Hòa hảo: 1,3 triệu, còn lại là các tôn giáo khác (Tịnh độ Cư
sỹ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bà La môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh sư đạo, Minh
lý đạo…).
Với chính sách tôn
giáo đúng đắn, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền
theo hoặc không theo tôn giáo của mọi người, các tôn giáo bình đẳng trước pháp
luật, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng của mọi người, số lượng chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự ngày càng gia
tăng; quy mô hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lớn; chính quyền các cấp đảm bảo an
ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hoạt
động tôn giáo có đông người dân và du khách nước ngoài tham dự... Cụ thể, người
có tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin tại gia đình, cơ
sở thờ tự hoặc điểm nhóm đăng ký với chính quyền. Tổ chức tôn giáo được hoạt
động theo Hiến chương, điều lệ, được tạo điều kiện in ấn, phát hành kinh, sách
tôn giáo; nâng cấp, xây mới cơ sở thờ tự; mở rộng quy mô và hình thức sinh
hoạt; tăng cường, mở rộng hoạt động quốc tế… Việc công nhận tổ chức tôn giáo
theo quy định của pháp luật nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân và sự
đánh giá cao của cộng đồng quốc tế./.
Đăng nhận xét