Phương thức được hiểu là những phương pháp và cách thức thực hiện để đạt được một mục tiêu nào đó. Còn thủ đoạn (thủ là thủ thuật, đoạn nghĩa là ngắn) là cách hành động (dùng mưu trí, thủ thuật) để đạt được mục đích trong một thời gian ngắn nhất. Trong thực tiễn, có thể có những hoạt động, những sự việc ta thấy phương thức và thủ đoạn là đồng nhất, phương thức đồng thời cũng là thủ đoạn. Song về cơ bản, phương thức và thủ đoạn là khác nhau. Phương thức là những phương pháp, cách thức để thực hiện trong một giai đoạn dài; còn thủ đoạn thường thực hiện trong những công việc cụ thể, là những thủ thuật cụ thể để thực hiện phương thức.
Trong
chiến tranh tâm lý chiến có phương thức tuyên truyền và phản tuyên truyền;
những thủ đoạn trong phương thức này gồm có: xuyên tạc, bóp méo, bịa đạt, rỉ
tai...
Trong
hoạt động “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch sử dụng nhiều phương thức
như tuyên truyền, phương thức sử dụng không gian mạng, phương thức bất bạo
động… tựu chung lại, đó đều là sử dụng phương thức phi vũ trang là chủ yếu,
nghĩa là không sử dụng các biện pháp vũ trang, không bạo động, không sử dụng vũ
khí nóng. Trong mỗi một phương thức chống phá ấy các thế lực thù địch, phản
động thường thực hiện với rất nhiều thủ đoạn cụ thể khác nhau. Đó là:
+
Các thủ đoạn về kinh tế: viện trợ, tài trợ nuôi dưỡng, đào tạo số cốt cán của
các tổ chức phi chính phủ; cấp tiền cho hoạt động của các tổ chức chống đối;
tài trợ cho các hoạt động “tự ứng cử”, đầu tư cho các “truyền thông đen”; cho
nhập cư với “những nhà đấu tranh dân chủ” mới được tha tù…
+
Các thủ đoạn trong tuyên truyền: Bơm phồng, bôi đen, quy chụp và cào bằng, tạo
dựng nên các chiến dịch truyền thông, triệt để khai thác thông tin lề trái,
thông tin cũ, thông tin cắt ghép, làm mới và tổng hợp tin tức từ các báo chính
thống để tạo ra sự khách quan, sau đó tinh vi cài một phần thông tin xấu độc
vào. Tạo dựng và phát tán các thông tin, hình ảnh giả tạo, hình ảnh sai lệch,
trộn lẫn giữa tốt xấu, thật giả, bịa đặt nhào nặn, biến không thành có, tán
phát những thông tin, những tài liệu, những hình ảnh xấu độc để lôi kéo, kích
động hướng lái dư luận theo những quan điểm sai trái. Trong tuyên truyền rỉ tai
có các thủ đoạn như kể chuyện chuyện ngụ ngôn, tiếu lâm chính trị...
+
Các thủ đoạn lợi dụng dân chủ, tự do, tôn giáo.
+
Thủ đoạn lợi dụng hợp tác khoa học, giáo dục và đào tạo.
+
Các thủ đoạn cài cắm, lật đổ…
+
Thủ đoạn soạn thảo, tán phát các yêu sách chính trị dưới dạng kiến nghị, tâm
thư, thông bạch, thư ngỏ, lời kêu cứu…
+
Thủ đoạn “lật sử”, lật lại những vấn đề của cải cách ruộng đất, của Chiến thắng
30 tháng 4, Chiến thắng Mậu thân năm 1968; bôi nhọ hình tượng chị Võ Thị Sáu,
hình tượng Lê Văn Tám, anh hùng Tô Vĩnh Diện…
Cần
lưu ý, đã nói đến thủ đoạn thì đa phần là những thủ đoạn mới. Bởi vì đó là
những cách làm cụ thể để đạt được mục đích trong một thời gian ngắn nhất, bởi
vậy nó luôn có tính mới, luôn có sự điều chỉnh liên tục để để phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh, tăng được hiệu quả chống phá của chúng.
-
Về nội dung, thủ đoạn của chúng thường tập trung vào các vấn đề như công tác
sắp xếp nhân sự trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng XIII, bầu cử Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp, tình hình lũ lụt tại miền Trung, đại dịch Covid-19, vụ án
Đồng Tâm, các vụ án tham nhũng, những diễn biến quân sự trên Biển Đông…; bôi
đen những thành quả chúng ta đã đạt được, khoét sâu vào những hạn chế, sai sót
trong lãnh đạo, chỉ đạo, xuyên tạc, bóp méo thông tin gây hoang mang, lung lay
niềm tin của nhân dân vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chúng
khai thác các thông tin cá nhân của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà
nước, Quân đội, tăng cường sử dụng các bài phỏng vấn, cắt xén, xuyên tạc các
nội dung phát biểu. Hiện chúng đang tập trung nhiều hơn vào “những vấn đề nóng”
như tranh chấp đất đai, vấn đề môi trường, cây xanh, những khó khăn trong đời
sống của một bộ phận nhân dân trong đại dịch, những vụ việc tham nhũng, lãng
phí bị đưa ra xét xử… đó là những vấn đề về dân sinh, rất gần gũi với dân.
Chúng cho rằng nếu khoét sâu được vào những vấn đề này, thêm thắt, bóp méo,
thổi phồng lên, quy chụp cho Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp sẽ kích
thích được tính tò mò của dân, lôi kéo được nhân dân. Theo tính toán của chúng,
đây chính là lực lượng chiếm tỷ lệ tới 95% dân số cả nước, nếu lôi kéo được sẽ
có cơ hội giành chiến thắng.
-
Về lựa chọn đối tượng, thủ đoạn của chúng thường tận dụng các thông tin sai
lệch xuất phát từ một bộ phận tài khoản KOLs (người nổi tiếng; nhóm chuyên gia,
tri thức cao; luật sư) có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, tạo ra nhiều
luồng dư luận trái chiều, thu hút cộng đồng mạng. Đối tượng được hướng đến
nhiều hơn là những cán bộ, đảng viên cao cấp, những người đang công tác trong
các cơ quan Nhà nước. Chúng cho rằng, tiếng nói của những người này nếu họ trở
cờ, bất mãn thì hiệu quả chống phá sẽ rất cao. Chúng cũng quan tâm nhiều đến
việc khai thác thế hệ trẻ, những người có thời gian sử dụng mạng xã hội thường
xuyên, chưa có quan điểm, lập trường vững vàng, dễ bị ảnh hưởng bởi các thông
tin độc hại có yếu tố chính trị.
-
Về lựa chọn thời điểm: Chúng tập trung vào các ngày lễ, tết, các lần tổ chức
đại hội đảng, các kỳ họp quốc hội, trước các phiên xét xử các vụ án lớn, trước
các mùa tuyển quân…
-
Trên không gian mạng, bên cạnh các bài viết, video truyền thống như trước đây,
gần đây chúng tập trung hơn trên các kênh như Twitter, Tiktok, phòng chát nhóm
Paltalk và cũng xuất hiện một số loại hình chống phá mới như sách, truyện tranh
trực tuyến, game online cũng được các đối tượng khai thác triệt để. Chúng thiết
lập, liên kết các trang web; phát động các chiến dịch “chiến tranh thông tin”
một cách bài bản, có tổ chức chặt chẽ. Chúng sử dụng các thủ đoạn như xây dựng
các thủ lĩnh ảo, kêu gọi biểu tình ảo trên không gian mạng; cắt ghép, hỗ trợ kỹ
thuật, xây dựng các clip, thêm thắt, tạo dựng theo một kịch bản đã định sẵn của
các thế lực chống đối. Sử dụng chiêu bài “rộng khắp”, “phát tán nhanh”, khi bị
bóc gỡ, các thông tin này nhanh chóng xuất hiện trở lại với tần suất dày đặc
hơn.
Dự
báo tới đây, các thủ đoạn sẽ ngày càng tinh vi, nham hiểm và khó nhận biết hơn;
các đối tượng sẽ tập hợp, liên kết lực lượng, “chính trị hóa” các vụ án, vụ
việc, vấn đề môi trường, dân sinh, đất đai, tâm linh thúc đẩy các hành vi “bất
tuân dân sự”... Cần hết sức lưu ý, khi đã có đủ các yếu tố về lực lượng, phương
tiện, nguyên cớ, đã thử phản ứng của chính quyền... chúng có thể sẵn sàng tạo
ra các “điểm nóng”, kích động biểu tình, bạo loạn, chuyển từ “bất bạo động”
thành bạo động./.
Đăng nhận xét