Liệt sĩ Lê Viết Ninh đã khắc lời thề này lên báng súng. Trận đánh khốc liệt của sư đoàn 356 vào sáng 12/7/1984, chỉ riêng sư đoàn 356 trong ngày hôm đó đã có hơn 600 chiến sĩ hi sinh.
Nhiều
cao điểm vẫn bị quân Trung Quốc chiếm giữ. Anh Nguyễn Đình Thắng, cựu binh sư
đoàn 356, cho biết: Thời điểm ngày 12/7/1984, anh là y tá tăng cường cho đại
đội 5 của Ninh, sau trận đó anh chuyển về trung đoàn 153 đi “lấn dũi” lên điểm
cao 685.
Cuộc
chiến đấu giành lại các điểm cao biên giới Vị Xuyên dằng dai suốt từ đấy cho
đến cuối năm 1984 đến đầu năm 1985. Với chiến thuật “lấn dũi”, những người lính
Vị Xuyên vừa phòng ngự vừa tấn công đã chiếm lại được nhiều cao điểm quan
trọng. Cuộc chiến chiếm lại điểm cao 685, nơi được lính Vị Xuyên những năm ấy
gọi là “lò vôi thế kỷ” diễn ra vô cùng khốc liệt.
Tiểu
đoàn 2 của Nguyễn Viết Ninh giữ điểm E5 của cao điểm 685 từ tháng 12/1984, từ hang
suối cụt, anh em “lấn dũi” lên điểm cao 685. Những ngày giáp tết, địch ác liệt
nã pháo và xua quân tiến đánh hòng chiếm lại 685.
Năm
đó, ta ăn Tết âm lịch trước Trung Quốc một tháng. Điểm cao 685 và bình độ
300-400 của mặt trận Vị Xuyên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Ông
Thái Khắc Ba - đại đội trưởng đại đội 5, chỉ huy trực tiếp của trung đội Nguyễn
Viết Ninh nay sống ở Tân Kỳ (Nghệ An) - kể rằng chỉ trong ba ngày khốc liệt
nhất từ 17 đến 19/01/1985 (tức từ 27 đến 29 tết), đại đội của ông hi sinh 43
người, trong đó trung đội của Ninh vì là trung đội mũi nhọn hi sinh gần hết,
chỉ hai người sống sót! Đại đội 5 phải đối đầu với lực lượng địch đông đến cả
tiểu đoàn.
Rạng
sáng 19/01 (29 tết) pháo địch nã cấp tập dọn đường cho bộ binh ào lên hòng đánh
bật những người lính của đại đội 5 ra khỏi điểm E5 của điểm cao 685.
Nguyễn
Viết Ninh đã bị thương trong ngày hôm trước nhưng vẫn bám lại trận địa cùng anh
em, tiếp tục chỉ huy trung đội đánh địch. Khẩu AK47 vẫn chắc trong tay Ninh.
Cả
ngày hôm đó, hàng chục đợt phản kích của bộ binh địch bị bẻ gãy, nhưng anh em
trong đại đội 5 thương vong rất nhiều. Treo cánh tay trái bị thương, Ninh bò đi
thu nhặt súng đạn trên trận địa gom lại động viên anh em bám trụ.
Trưa
19/01, Ninh bị thương vào chân, đại đội trưởng Thái Khắc Ba bảo Ninh lên cáng
về tuyến sau nhưng anh vẫn ôm khẩu AK, quyết “bám đá” đúng như lời thề trên
báng súng. Cuối chiều 29 tết, Ninh bị thêm một vết thương vào đầu và hi sinh.
Khi
đồng đội lên mang xác anh về, khẩu súng AK vẫn ôm chặt trước ngực. Khẩu súng
với lời thề khắc trên báng: “Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử” ấy được
anh em mang về sư đoàn. Thi hài anh được chuyển về tuyến sau và sau này đưa về
nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên./.
St
Đăng nhận xét