Vừa qua RFA có đăng tải bài viết: “Kiến nghị bãi bỏ Điều 117… làm chỗ dựa để bỏ tù những người yêu nước”.



Tác giả của bài đăng tải được cho là của “Bảy tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và 79 nhân sĩ, trí thức đồng soạn thảo một kiến nghị yêu cầu bãi bỏ ba điều luật trong Bộ luật Hình sự năm 2015”. Ngay lập tức một tải khoản tự xưng là người bất đồng chính kiến viết: “Tôi không tham gia bản kiến nghị này”. Thế là đã rõ chẳng có tổ chức nào tham gia Bản kiến nghị này,…mà tác giả thực của nó chỉ là (sáng kiến?) một, vài cá nhân mà thôi.

Trở lại nội dung bài viết, đó là “Yêu cầu nhà nước bãi bỏ hoặc sửa 3 điều luật gồm Điều 109 “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, Điều 117 “Tội phán tán tài liệu nhằm chống nhà nước” và Điều 331 “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước”.

RFA cho rằng đây là các điều luật “thường được nhà cầm quyền” sử dụng để kết án “những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động nhân quyền”.

Mặc Văn Trang, đại diện cho “Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh”, một trong những tổ chức khởi xướng kiến nghị trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do:

“Sự thật là từ lâu rồi, những anh em quan tâm đến vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, đều thấy rằng những điều quy định tội danh là “âm mưu chống phá nhà nước bằng những cái bài viết, phát biểu, trả lời phỏng vấn của các công dân…" là “vi Hiến”. Bởi vì trong Hiến pháp Việt Nam đã quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tư do báo chí, tự do lập hội” Để chứng minh y đã trích lại lời cụ Hồ. Y viết: “Cụ Hồ đã từng nói nước được độc lập mà dân không được tự do, hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa gì. Và tự do, dân chủ là cho dân được mở miệng ra. Đấy là cụ Hồ đã từng nói như vậy, Hiến pháp cũng quy định như vậy". Tỏ ra là người am hiểu rộng, Mạc Văn Trang còn viết: “Đây cũng là những quy định trong các điều luật quốc tế, Công ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết.”

Một nhân vật khác đồng tình với bài viết là Mr Lê Thân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, cho rằng:

“Các Điều 117 và Điều 331 của luật Hình sự năm 2015 là rất là vô lý. Và chính cái vô lý đó nó làm chỗ dựa để bắt bớ, tù đày những người yêu nước.”

RFA viết tiếp: “Cả hai người được chúng tôi phỏng vấn đều nhắc đến những phiên toà xét xử người bất đồng chính kiến gần đây. Trong đó có

“Nhà báo Phạm Đoan Trang, bốn nhà hoạt động Dương Nội lên tiếng về vụ Đồng Tâm, nhà hoạt động chống “BOT bẩn” Đỗ Nam Trung, hay nhà báo Lê Trọng Hùng,…”. Bình luận về bản kiến nghị bỏ Điều 117 của mấy tác giả, RFA viết: Các tác giả “Kêu gọi người dân trong và ngoài nước tham gia ký tên, và cho rằng các Điều luật nói trên còn “Làm tổn hại nghiêm trọng đến danh dự của Việt Nam trước thế giới.”.

Trên đây là thông tin về “Bản kiến nghị bỏ Điều 117, Bộ luật Hình sự của Mạc Văn Trang và những kẻ chống phá chế độ. Thay cho ý kiến của cá nhân, Bắc Hà xin trích lại quan điểm của kênh truyền hình Công an nhân dân:

“Đằng sau âm mưu kêu gọi hủy bỏ Điều 117, Bộ luật Hình sự”, trong đó gọi những người kêu gọi bãi bỏ điều luật này là “các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước”, và cáo buộc những người này “tìm cách tác động, hướng lái, tuyên truyền nhằm thay đổi bản chất, giá trị của pháp luật Việt Nam”.

Đến đây tác giả bài viết nhỏ này xin được bổ sung mấy suy nghĩ:

Thứ nhất, ngày nay, các thế lực chống phá Việt Nam, lật đổ chế độ bằng bạo lực, như tụ tập đông người, xuống đường biểu tình,…là khó có thể thực hiện vì người dân Việt nam đã thừa biết đằng sau những lực lượng đó là ai? Và do đó những kẻ chống pháp đã sử dụng Internet, mạng xã hội để xuyên tạc chế độ, gây bất bình của người dân mong xóa bỏ chế độ này là điều dễ hiểu.

Thứ hai, để bảo vệ chế độ xã hội, Nhà nước Việt Nam cũng như các quốc gia khác đều có quy định bảo vệ chế độ. Chẳng hạn như nước Mỹ…vừa qua cho thấy: Những kẻ xông vào Nhà trắng đã bị cac cơ quan bảo vệ pháp luật bắt bỏ tù…thậm chí còn bị đánh đập dã man…Việt Nam cũng có những biện pháp để bảo vệ chế độ xã hội, Nhà nước. Những kẻ gây rối trật tự công cộng, nếu sử dụng bạo lực cũng sẽ bị đối xử bằng bạo lực,…Việc các phần tử chống chế độ Nhà nước ngày nay dựa trên thông tin ảo trên Internet, mạng xã hội để chống phá chế độ là điều dễ hiểu. Thứ ba, không cho các phần tử gây rối trên thực tế và trên mạng không có nghĩa người dân không có quyền phản ứng đối với cán bộ, công chức…Với Việt Nam những hành vi liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng là điều nghiêm cấm… Hiến pháp, pháp luật đã quy định quyền và trách nhiệm của công dân, bao gồm cả những điều mà công dân không đồng ý.

Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Có thể nói, trong điều kiện Internet, mạng xã hội phát triển như ngày nay, những kẻ chống phá chế độ, Nhà nước luôn lợi dụng Internet, mạng xã hội để chống phá chế độ nhà nước là điều dễ hiểu. Bởi vậy việc tiếp cận những thông tin mạng luôn luôn đòi hỏi mọi người phải tỉnh táo trong việc đánh giá thông tin…Điều này đòi hỏi quan điểm và lập trường của người đọc. Đó là lợi ích của ổn định chính trị an toàn xã hội, tôn trọng pháp luật…tóm lại là có trách nhiệm trong việc tiếp nhận và phát tán thông tin./.

St

Đăng nhận xét

 
Top