Các trang mạng xã hội chưa bao giờ trở nên phổ biến và chiếm lấy phần lớn thời gian sử dụng internet của con người như thời điểm hiện tại. Mặc dù mang lại cho chúng ta vô vàn các lợi ích không thể đếm hết được, song mạng xã hội cũng có những mặt xấu riêng khiến những người sử dụng nó phải suy ngẫm. Đã từ lâu mặt trái mà mạng xã hội vô hình dung đã mang cho chính người dùng nó những yếu tố tiêu cực gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội, kinh tế và cả chính trị ở tất cả các quốc gia mà nó hiện diện trong đó có cả Việt Nam.
Một là, chiếm lấy quá
nhiều thời gian cho người sử dụng internet. Điều này đặc biệt đúng với những ai
sử dụng điện thoại thông minh hoặc laptop thường xuyên. Thật khó để kiềm chế
việc mở Facebook, Youtube,… mỗi khi chúng ta có internet trong tay. Dù chúng ta
cảm thấy mình chỉ dành rất ít thời gian cho mạng xã hội mỗi lần, song hãy thử
nhớ lại xem mình đã làm những cái “ít thời gian” đó nhiều đến mức nào trong một
ngày. Đến lúc nào đó chúng ta sẽ nhận ra rằng khoảng thời gian eo hẹp mà mình
có mỗi ngày vốn để thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí, làm việc giờ đây chỉ dành cho
mạng xã hội.
Điều này sẽ ảnh hưởng
gián tiếp một cách không nhỏ tới tâm tư, tính cách và thậm chí là chất lượng
công việc, chất lượng cuộc sống hằng ngày và có thể đối mặt với nguy cơ trở
thành một người “nghiện” mạng xã hội mà không hề hay biết.
Hai là, nguy cơ tiếp
xúc với các thông tin không lành mạnh. Việc kiểm soát chất lượng và nội dung
thông tin trên các trang mạng xã hội luôn là một điều khiến các nhà quản lí
phải thường xuyên đau đầu tìm giải pháp. Sẽ chẳng lạ lùng hay khó hiểu nếu một
ngày nào đó chúng ta thấy được một tấm hình hay đoạn video đồi trụy có trên
Facebook hay Youtube. Mạng xã hội mang lại cho người sử dụng các giá trị do
chính họ tự tạo ra và nhà phát triển chẳng thế nào cấm người sử dụng suy nghĩ
về những thứ “nhạy cảm” trong cuộc sống được.
Ba là, xung đột tôn
giáo, vùng miền... Đã không ít lần một nội dung được tổ chức hay cá nhân nào đó
đăng tải trên Facebook để mọi người Like và Share để rồi dẫn đến một cuộc cãi
vã, chửi bới dữ dội trên đó giữa một nhóm người sử dụng. Họ không ngần ngại miệt
thị và nói xấu nhau thông qua các yếu tố như tôn giáo, vị trí địa lí…
Thậm chí, một hành
động thiếu suy nghĩ của thành viên trong nhóm cũng có thể khiến họ bị đe dọa và
giải quyếtmâu thuẫn ngoài đời thường một cách không thương tiếc.
Bốn là, tâm lí người
dùng bị mặc cảm, thiếu tích cực trong cuộc sống. Các trang mạng xã hội, điển
hình như Facebook có thể dễ dàng khiến chúng ta cảm thấy “ghen ăn tức ở” với
người khác mỗi khi bạn vào xem các hoạt động của họ một cách kín đáo, lặng lẽ
và không cho ai biết. Chúng ta cảm thấy khó chịu một phần nào đó với những gì
mình đang không có dẫn tới sự mặt cảm trong cuộc sống. Cảm giác đó lớn dần và
trở thành hiện tượng cảm xúc trong chính con người chúng ta không chỉ trên
Facebook mà còn cả ngoài cuộc sống.
Năm là, lừa đảo và vấn
đề bảo mật thông tin. Việc lừa đảo thông tin online, lấy đi thông tin người sử
dụng với một đường dẫn dính virus không hề hiếm. Nạn nhân thương không hề biết
mình đã bị lừa cho tới khi hậu quả dần trở nên rõ ràng hơn. Điển hình nhất là
việc các cá nhân tung tin đồn thất thiệt không rõ cơ sở để câu kéo sự quan tâm
của những người dùng khác gây xôn xao xã hội.
Ngoài ra, vấn đề bảo
mật cũng có thể trở nên hết sức đáng lo nếu không may bạn vô tình truy cập vào
một đường dẫn nào đó tưởng chừng an toàn do chính bạn bè của mình gửi. Tài
khoản của bạn bị mất và sẽ có người mạo danh bạn thực hiện các hành động phi
pháp. Ngoài ra, mạng xã hội còn có nhiều tác hại nghiêm trọng khó lường khác mà
ở đây chúng ta không thể tả hết được.
Nhìn chung, những mạng
xã hội tên tuổi có nguồn gốc nước ngoài như Facebook, Twitter, YouTube… liên
tục có những thông tin làm sai lệch chuẩn mực, thuần phong mỹ tục và thậm chí
vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng vẫn cứ tồn tại. Không chỉ vậy, nó còn có các
hoạt động giá trị gia tăng khó kiểm soát, chí ít đã gây thất thucho ngân sách
nhà nước. Đây cũng là mặt trái của công nghệ mà đến nay cơ quản lý trong nước
cần có cách tiếp cận, quy hoạch và quản lý phù hợp hơn.
Ngồi trước máy vi tính
có kết nối Intrenet, có thể dễ dàng đăng ký và tham gia Facebook, YouTube,
Twitter, Yahoo! Trên đó, người truy cập tìm được khá nhiều bạn bè và những
thông tin thú vị.
Tuy nhiên, thông tin
sai lệch chuẩn mực văn hóa, thuần phong mỹ tục và thậm chí vi phạm pháp luật
Việt Nam cũng nhiều vô kể. Chỉ cần vài phút lướt qua YouTube, có đến hàng trăm
video clip với nội dung bôi xấu, xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước Việt
Nam.
Xem xong video clip
này, video clip khác liền xuất hiện và hình ảnh của các video clip này đầy màu
sắc phản động. Còn trên Facebook, những bình luận thiếu tinh thần xây dựng và
thậm chí vô văn hóa về một sự kiện, nhân vật nào đó là chuyện xảy ra từng giờ,
từng phút.
Chưa hết, chủ các
trang facebook này đều có link liên kết với các trang tin điện tử của các đảng
phái tự xưng ở nước ngoài. Ở đây cần thấy rõ, với những tính năng ưu việt chia
sẻ liên kết trên các mạng xã hội nói chung hay Facebook thì sự lây lan rất
nhanh, được tính bằng giây.
Hơn nữa, với sự phát
triển như vũ bão của các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính
bảng cùng các kết nối không dây như 3G, Wifi, tốc độ cập nhật, lây lan càng
nhanh và cơ động hơn nhiều so với máy vi tính truyền thống.
Trước những bước phát
triển quá nhanh của Intrenet, làn sóng thông tin không biên giới ồ ạt chảy vào
Việt Nam, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng
như: Nghị định72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 về Quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Nghị định 174/2013/ NĐ-CP ngày
13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn
thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Các văn bản quy phạm
pháp luật kể trên đã có tác dụng thiết thực với các doanh nghiệp của Việt Nam
tham gia hoạt động trên lĩnh vực có liên quan đến Internet. Tuy nhiên, vẫn chưa
được kiểm soát thật sự hiệu quả nên các sản phẩm, website của doanh nghiệp nội
dung số nước ngoài vẫn tồn tại, xuất hiện tại Việt Nam. Minh chứng là các trang
thông tin điện tử nước ngoài có nội dung độc hại, các mạng xã hội có nội dung
bôi xấu, lôi kéo, phản động vẫn tồn tại nhiều trên xa lộ Internet.
Qua đó có thể thấy
rằng, mạng xã hội mang lại cho chúng ta nhiều tiện ít nhưng cũng mang đến những
hệ luỵ, ảnh hưởng xấu không hề nhỏ. Do đó, người tiếp cận mạng xã hội cần phải
suy ngẫm và có cách nhìn tổng quát, biết chọn lọc những thông tin hay, bổ ích
và chính thống để tiếp nhận.
Các cơ quan quản lý
cũng cần có cách tiếp cận, quy hoạch và quản lý các trang mạng xã hội một cách
phù hợp, đặc biệt là việc quản lý các mạng xã hội có nguồn gốc nước ngoài.
St
Đăng nhận xét