Để thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam các thế lực thù địch đã lợi dụng mọi vấn đề, lĩnh vực phức tạp trong đời sống xã hội để chống phá, chia rẽ mối đoàn kết toàn dân tộc nhằm phục vụ mục đích, ý đồ đen tối của chúng, đáng chú ý thời gian quan lợi dụng vấn đề nhạy cảm về tôn giáo, dân tộc để chống phá với nhiều chiêu bài và thủ đoạn hết sức tinh vi.
Trước đó, những phần
tử cơ hội núp bóng các tổ chức tôn giáo thực hiện những hành vi trái pháp luật,
khi chính quyền áp dụng các biện pháp xiết chặt quản lý và xử lý theo quy định
của pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo thì các đối tượng tỏ ra bất hợp tác, tung
tin xuyên tạc, bóp méo sự thật, vu cáo chính quyền “đàn áp tôn giáo”; chỉ trích
chính quyền lợi dụng pháp luật để “đàn áp” những người bất đồng chính kiến;
kích động chia rẽ giáo dân với chính quyền, lôi kéo một số giáo dân thiếu thông
tin, nhận thức hạn chế chống chính quyền nhân dân, chia rẽ đồng bào tôn giáo và
không tôn giáo…
Chiêu bài nữa tinh vi
hơn, hiểm độc hơn, đó là phá khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Một mặt, chúng
kích động giáo dân gây chia rẽ, một mặt chúng len lỏi trong các tầng lớp thanh
niên, sinh viên, trí thức để tuyên truyền về cái gọi là “tội ác” của đạo a…b…c
nào đó, căn cứ vào những hành vi gây rối của một số người để quy chụp cho một
bộ phận đồng bào vốn là một phần không thể tách rời của dân tộc ta là phản động,
tay sai, bán nước... Một số trí thức, thanh niên đã ngộ nhận, mắc mưu chia rẽ
của chúng, ngày càng dấn sâu vào các hành động chống tôn giáo cực đoan...
Do đó, để cảnh giác trước
những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động về vấn đề tôn
giáo, dân tộc thì các cơ quan chức năng
cần:
- Đy mạnh tuyên truyền
về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc,
tôn giáo, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
- Xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân, tạo sự thống nhất cả ý chí và hành động trong nội bộ Đảng,
chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
- Đẩy mạnh phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội, nhất là ở địa bàn có đồng bào tôn giáo, đồng bào dân
tộc thiểu số, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
- Người đứng đầu đơn
vị, địa phương và cán bộ làm công tác tôn giáo, dân tộc cần đi sâu, đi sát, nắm
bắt, quan tâm giải quyết kịp thời mọi nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo theo quy
định của pháp luật, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo đúng
hiến chương, điều lệ đã được công nhận và hoạt động bình thường theo pháp luật;
tạo điều kiện cho nhân dân nói chung, đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng
được học tập, tiếp thu các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về tôn giáo, dân tộc.
- Mỗi cán bộ đảng viên
cần cảnh giác, tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị và tri thức đạo đức để
nhận diện và đối phó với âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực
thù địch, phản động. Qua đó, chủ động phòng ngừa, đấu tranh kiên quyết với
những hành vi lợi dụng tôn giáo, dân tộc để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết
dân tộc./.
Đăng nhận xét