Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, gần như trong mỗi gia đình và từ thanh thiếu niên đến người trưởng thành đều sở hữu cho mình chiếc điện thoại thông mình, đăng ký dịch vụ Internet và tham gia mạng xã hội. Những chiếc điện thoai này đã trở thành người bạn đồng hành, mọi hình ảnh, thông tin, cả thế giới thu nhỏ trong chiếc điện thoại. Với những tiện ích của mạng xã hội đã mang lại nhiều giá trị tích cực, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin, thể hiện bản thân trải nghiệm cuộc sống, giao lưu gắn kết cộng đồng, chia sẻ tình cảm, tìm kiếm việc làm, kinh doanh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng phát triển.
Ở Việt Nam, mạng xã hội bắt đầu du nhập từ những năm 2000, ngày nay, bất kỳ ai chỉ với một thiết bị thông minh (như điện thoại, máy tính bảng…) có kết nối internet đều có thể tham gia vào mạng xã hội. Đối tượng sử dụng mạng internet thường xuyên nhất là nhóm lứa tuổi từ 15-40 tuổi. Nhóm đối tượng này chủ yếu là học sinh, sinh viên và người lao động, họ là những người trẻ, có điều kiện tiếp cận với máy tính và mạng internet, nhanh nhạy trong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như những trào lưu mới trên thế giới. Với nội dung phong phú và cách thức sử dụng dễ dàng, mạng xã hội mang lại rất nhiều tiện ích, nổi bật.Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực kể trên thì mạng xã hội cũng luôn là con dao hai lưỡi, tiêu
cực hay tích cực là do ý thức người sử dụng. Mạng xã hội giống như một cái lẩu
thập cẩm, như một cái chợ bán đủ loại sản phẩm, ai muốn mua cái gì thì mua, lựa
chọn cái gì là do sở thích ý đồ của mỗi người. Con người có suy nghĩ tích cực
thì ở đâu họ cũng tìm thấy niềm vui, tìm thấy giá trị tốt đẹp, để khai thác để
tận dụng. Còn người có ý đồ xấu xa thì mạng xã hội chính mảnh đất màu mỡ để lợi
dụng làm những việc bất chính (trong đó có một bộ phận người dùng đã sử dụng mạng
xã hội vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tuyên truyền xuyên tạc
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, lợi dụng chiêu bài phản biện xã hội,
đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường… để đăng tải những bài
viết có thông tin sai lệch, không được kiểm chứng, suy diễn xuyên tạc, từ đó
kết luận các chủ trương, chính sách đó là sai lầm và đòi xóa bỏ; bên cạnh đó,
một số thành phần ảo tưởng quyền lực mạng cũng khá nguy hiểm)
Mạng xã hội có sức lan
tỏa khủng khiếp, nên mỗi hành động, mỗi hình ảnh, mỗi bài viết, đều ảnh hưởng
đến xã hội, bởi vậy chúng ta cần thận trọng có ý thức có trách nhiệm với
đất nước, với cộng đồng. Biết tôn trọng nhân phẩm, danh dự,
quyền lợi của người khác, ứng xử nhân văn, phù hợp để không làm tổn
thương đến mình và những người sử dụng khác. Trước thông tin nhiễu loạn đa dạng
phức tạp trên không gian mạng chúng ta cần cân nhắc suy nghĩ trước khi chia sẻ
bình luận.
Do vậy, thi tham gia mạng
xã hội không những cần kỹ năng, kiến thức mà còn cần đạo đức và trách nhiệm xã
hội. Muốn xã hội văn minh thì dùng mạng phải văn hoá, đấu tranh phải đúng cách,
đừng nặng đầu óc bè phái, định kiến. Ở đâu cũng vậy con người cần trung thực,
đừng có vu khống bịa đặt, xuyên tạc quy kết cảm tính, tùy tiện gây mất đoàn
kết, đoàn kết luôn là sức mạnh lớn lao là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
từ bao đời nay. Vậy nên hãy là một người dùng mạng xã hội một cách tỉnh táo,
ứng xử có văn hóa./.
Đăng nhận xét