Trong thời gian qua, tại địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk và huyện Cư Kuin nói riêng, các thế lực thù địch mà cụ thể là bọn FULRO lưu vong thường rêu rao Đảng, Nhà nước ta không có tự do tôn giáo, Luận điệu mà chúng đưa ra là vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo” của người dân; đòi tách tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước, yêu cầu chính quyền không kiểm soát, kiểm duyệt các tôn giáo, cho phép tôn giáo được tự do hoạt động. Đặc biệt nhiều đối tượng còn vin vào Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị để cho rằng quyền “tự do tôn giáo” của chúng là tuyệt đối …
Vậy theo quy định của
luật pháp quốc tế về “tự do tôn giáo” được thể hiện như thế nào? Có phải quyền
“tự do tôn giáo” là tuyệt đối hay không?
Liên hợp quốc cho
rằng: mặc dù là một quyền cơ bản của con người, nhưng quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo không phải là tuyệt đối mà là một quyền tương đối, có giới hạn. Điều
này được chỉ rõ tại Khoản 2, Điều 29, Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới năm 1948:
“Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những
hạn chế do luật định, nhằm bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với
các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính
đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”;
Khoản 3, Điều 18, Công
ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966: “Quyền tự do bày tỏ tôn
giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó
là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã
hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”. Như vậy, quan
niệm cho rằng “tự do tuyệt đối về tôn giáo” là sự cố tình phớt lờ nội dung cốt
lõi của các văn bản pháp lý quốc tế, nhằm can thiệp, phá hoại hệ thống pháp lý
các quốc gia về tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch, phản động.
Sở dĩ có quan niệm cho
rằng “tự do tuyệt đối về tôn giáo”, là bởi họ đã cố tình vin vào cái gọi là
“thuyết nhân quyền tự nhiên” về quyền tự do tuyệt đối, vĩnh hằng, không bị giới
hạn “không một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các
quyền bẩm sinh, vốn có của con người”. Đây là điều hết sức phi lý. Vì trong xã
hội, nếu không có hoạt động quản lý của nhà nước thì các quyền tự do cơ bản của
con người không thể thực hiện, tất yếu sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị, trật
tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người dân. Bên cạnh một số
ít quyền tuyệt đối, như: quyền được sống, còn lại đa số các quyền đều là quyền
tương đối, thụ hưởng các quyền đó phải có điều kiện, phải chịu sự chế ước của
xã hội. Điều đó càng có sức thuyết phục khi mỗi tín đồ tôn giáo đồng thời là
công dân, được thực hiện các quyền của mình, nhưng phải thực hiện nghĩa vụ công
dân, tuân thủ pháp luật nhà nước. Như vậy, ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới,
quyền tự do tôn giáo đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, không thể có
tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên tắc, xem thường pháp luật. Ở Việt Nam, Điều
15, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 chỉ rõ: “Quyền
công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”.
Mặt khác, “tự do tôn
giáo” và “tự do thể hiện tôn giáo” là hai vấn đề không đồng nhất với nhau, mỗi
vấn đề có nội hàm riêng biệt. Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị năm 1966 quy định: “tự do tôn giáo” là mọi người có quyền tuyệt đối
tự do lựa chọn tôn giáo của mình, nhưng khi thể hiện quyền tự do tôn giáo, tức
là thực hiện hành vi tôn giáo trên thực tế phải phù hợp với bối cảnh, điều kiện
xã hội cụ thể trên cơ sở tôn trọng nhu cầu riêng tư của người khác, không ảnh
hưởng đến trật tự xã hội. Song, với những toan tính chính trị, các thế lực thù
địch ra sức nhào nặn, đồng nhất, đánh tráo hai khái niệm này, nhằm khẳng định
tự do thể hiện tôn giáo là tuyệt đối. Ở khía cạnh khác, cụm từ “tự do tôn giáo”
và “tự do thể hiện tôn giáo” tuy khác về bản chất, nhưng lại có sự trùng lặp
tương đối về mặt ngôn ngữ, nên đã trở thành công cụ chính trị để một số quốc
gia tự cho mình “quyền” để phán xét thành tựu bảo đảm quyền tự do tôn giáo của
quốc gia khác vì mục đích chính trị.
Hiến pháp và các văn
bản quy phạm pháp luật Việt Nam đều khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng,
Nhà nước Việt Nam: luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của người dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Điều này tiếp tục
được Đảng ta khẳng định: “Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng
quy định của pháp luật; chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn
giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng”1. Điều 24, Hiến pháp năm 2013: “Mọi
người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
năm 2016: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Mặc dù các văn bản
pháp lý của Việt Nam hoàn toàn tương thích với Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới
năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên
hợp quốc.
Tuy nhiên, các thế lực
thù địch, phần tử cơ hội chính trị vẫn cố tình tạo cớ, xuyên tạc, cho rằng hệ
thống pháp luật Việt Nam ban hành nhằm hạn chế “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của
người dân và đòi “tự do tuyệt đối về tôn giáo”. Đây là sự xuyên tạc hết sức lố
bịch nằm trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Đến đây chúng ta có
thể khẳng định, việc các tổ chức phản động nhất là số đối tượng FULRO lưu vong
như nhóm Y Quynh Bđap, A Ga hay Y Pher Hdruê, và đứng sau là Nguyễn Đình Thắng
(đối tượng cầm đầu BPSOS) lợi dụng việc lập lờ, đánh lận con đen cho rằng “Tự
do tôn giáo tuyệt đối” là hành vi nhằm tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước
ta, đây là những hành vi của bọn phản động và phải bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
Đăng nhận xét