Theo số liệu thống kê thì Việt Nam thường ở tốp đầu các nước có tỷ lệ người dân uống rượu, bia cao trên thế giới, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết, tỷ lệ này tăng cao gấp đôi, gấp ba ngày thường. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không sớm có các biện pháp quản lý phù hợp, thì rượu, bia sẽ ngày càng gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, sức khỏe, làm gia tăng tai nạn giao thông.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2016 Việt Nam có tổng cộng 549.000 ca tử vong do mọi nguyên nhân thì trong đó rượu, bia được cho là nguyên nhân gây ra khoảng 39.000 ca, chiếm 7,2% tổng số ca tử vong.
Như chúng ta đã biết, uống rượu bia nhiều sẽ khiến chúng ta thường có cảm giác: đau nhức đầu, nôn, mệt mỏi, lú lẫn… không những thế về lâu dài nó sẽ là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra các vấn đề về sức khỏe:
Ảnh hưởng tới não bộ: Khi một lượng cồn lớn vào trong cơ thể chúng gây rối loạn bộ não của cơ thể, khiến bộ não của chúng ta không còn kiểm soát, điều chỉnh được các hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Từ đó gây ra các hành động tiêu cực của người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát và liễu lĩnh hơn.

Gây bệnh gút: Tồn đọng nhiều cồn trong máu chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh gút. Đây cũng là lí do vì sao mà tỉ lệ mắc bệnh gút ở nam giới luôn cao hơn phụ nữ. 
Ảnh hưởng tới cơ tim: Rượu bia làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương. Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa.
Tác hại với dạ dày: Khi rượu bia vào trong cơ thể chúng bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày. Khi lượng bia, rượu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng.

Tác hại với gan: Nếu tần suất uống rượu lớn, theo thời gian gan sẽ tích tụ nhiều chất béo gọi là gan nhiễm mỡ. Chất béo hạn chế lưu lượng máu đến các tế bào gan, khiến chúng bị suy và mất chức năng, trở thành mô sẹo. Các mô này không thể hoạt động được nữa và được gọi là xơ gan.
 Gây ra các bệnh về tâm thần: Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh. Sử dụng rượu nhiều sẽ gây ra một số các bệnh lý rối loạn tâm thần.
Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, tác hại càng tăng với hậu quả khó lường đối với sức khỏe nếu người tiêu dùng dùng phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có chứa nhiều methanol có thể mù mắt và tử vong cao đặc biệt khi sử dụng rượu rượu ngâm lá, rễ, cây, động vật có chứa độc tố tự nhiên.
Uống rượu thời gian dài sẽ dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, rối loại tiêu hóa do tổn thương gan và ruột đặc biết gây thoái hóa gan, xơ gan dẫn tới ung thư gan. 
Đối với hệ tim mạch uống rượu gây nhồi máu cơ tim, đột quy ở những người có huyết áp cao. Ngoài ra uống rượu còn gây mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần.
Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có nhiều tác hại như gây sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi.
Để giảm thiểu nguy cơ đối với sức khỏe của bản thân và xã hội, không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần.
Trong đó, 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Trong dịp Tết cổ truyền và dịp lễ hội sắp tới, Cục Y tế dự phòng cũng khuyến nghị đối với người có uống rượu, bia cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống; nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc; uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng.
Hạn chế những đồ ăn chiên rán, đồ nướng, ăn nhiều thịt, cá, tôm sẽ khiến cho gan phải làm việc quá tải để chuyển hóa. Ăn nhiều những loại thức ăn trên khiến cơ thể sẽ không thể chuyển hóa hết gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, gây hại cho gan.
Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương… đặc biệt không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.



Đăng nhận xét

 
Top