Việt Nam được WHO xác nhận là quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch bệnh nguy hiểm nhất đầu thế kỷ 21: Đại dịch SARS. Các chuyên gia y tế thế giới đồng loạt lên tiếng nói rằng SARS đã làm thay đổi thế giới về ứng phó với dịch và thế giới biết ơn Việt Nam khi đã chiến thắng trong cuộc chiến này.

Tổng cộng trong toàn bộ giai đoạn đấu tranh cùng SARS, Việt Nam có 65 ca nhiễm, 5 y bác sĩ ra đi cho công cuộc đấu tranh vĩ đại này. Một số mốc thời gian chú ý trong giai đoạn "kháng chiến" chống SARS bao gồm:
- Ngày 12/3/2003, Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân, áp dụng phương pháp điều trị mới, hiệu quả tốt, không có tử vong tại viện.
- Ngày 15/3/2003, Bộ Y tế thành lập Ban Đặc nhiệm phòng chống dịch khẩn cấp (do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Văn Thưởng làm Trưởng ban) sau kiện toàn thành Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch SARS (do Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến làm Trưởng ban).
- Ngày 8/4/2003, Việt Nam không xuất hiện bệnh nhân SARS mới. Việt Nam có 65 người mắc, trong đó có 5 người chết. Tỷ lệ tử vong vì SARS tại Việt Nam ở mức thấp nhất toàn cầu: Khoảng gần 8%, trong khi toàn cầu ở mức 10 - 11%. Điều đáng chú ý, số người tử vong đều là những y bác sĩ chấp nhận chung sống cùng SARS, không có người dân thường nào tử vong.
Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, một trong bốn phụ nữ Việt Nam nhận được huy chương cao Bắc Đẩu Bội Tinh cao quý nhất của Nhà nước Pháp do những đóng góp to lớn của bà cho y khoa hai quốc gia Việt - Pháp. Bà cũng là một trong những người chỉ huy công cuộc chống SARS.
Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, từ năm 2014-2015 đến nay, Bộ Y tế Việt Nam đã và đang duy trì hoạt động giám sát chặt chẽ nhiều loại bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi như MERS-CoV, Ebola, Sars, cúm AH7N9… “Hiện nay, Việt Nam triển khai năng lực giám sát xét nghiệm rất tốt. Tất cả bệnh truyền nhiễm mới nổi đến nay, Việt Nam đều có khả năng xét nghiệm, phát hiện được từ MERS-CoV, Ebola, cúm AH7N9… Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm hoạt động hiệu quả từ giám sát cộng đồng, giám sát tại vùng bất thường liên quan đến yếu tố dịch tễ đều được báo cáo, sàng lọc, giám sát tại cửa khẩu, tại phòng xét nghiệm…”
Nhiều năm qua, Việt Nam đã ngăn chặn thành công không để dịch bệnh mới nổi lây lan vào Việt Nam. Nhiều người không biết rằng cúm A H7N9 cũng được khống chế thành công, không cho lây lan vào Việt Nam dù ngay sát biên giới, nhiều tỉnh/thành phố tại Trung Quốc vẫn lưu hành dai dẳng các ca bệnh này.
Năm 2009, Việt Nam cũng ngăn ngừa thành công dịch cúm lợn H1N1. Năm đó, chúng ta ghi nhận khoảng gần 10,000 ca nhiễm H1N1 và có 22 người tử vong. Trên thế giới cứ 1.000 người nhiễm thì có 12 người chết, trong khi nước ta con số này là 1,7. Một thành quả y tế tuyệt vời khiến cả cả Đông Nam Á, thế giới nhìn về chúng ta với con mắt thèm thuồng.

Tháng 6/2015, cả thế giới kinh hoàng với MERS, thế giới đã ghi nhận 1.218 trường hợp mắc bệnh MERS với 450 ca tử vong, tại 26 nước, tỷ lệ tử vong kinh khủng với 40% ca nhiễm. Tính riêng Hàn Quốc đã ghi nhận 87 ca nhiễm và có 6 ca tử vong; thực hiện cách ly gần 1.500 người. Tại Việt Nam, chúng ta ngăn chặn thành công đại dịch này.

Trong năm 2019, chúng ta có 200,000 ca mắc sốt xuất huyết, hơn 50 người tử vong. Ở Philippines, hơn 1.000 người đã chết với số ca mắc gấp đôi.
Ngày 28/01/2020, một trong hai bệnh nhân nhiễm Corona mang quốc tịch Trung Quốc đã khỏi bệnh và có thể xuất viện, người còn lại ở độ tuổi 66, đang tích cực và đợi kết quả xét nghiệm tiếp. Hai người này đã được các y bác sĩ ở Chợ Rẫy tích cực khám chữa, gần 40 trường hợp tình nghi khác đang được cách ly và theo dõi.


Đăng nhận xét

 
Top