Ngày 13/0/20201, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 22 đối tượng trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 09/01/2020.

          Căn cứ tài liệu, chứng cứ và lời khai của các đối tượng đã bị bắt giữ, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với 19 bị can về hành vi Giết người, gồm: Lê Đình Công, Lê Đình Uy, Bùi Văn Niên, Nguyễn Văn Tuyến, Trần Thị La, Bùi Thị Nối, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Doanh, Bùi Thị Đục, Lê Đình Quân, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Trịnh Văn Hải, Nguyễn Văn Quân).
          Khởi tố bị can và bắt tạm giam Lê Đình Chức về hành vi Giết người. Khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với 2 bị can về hành vi Chống người thi hành công vụ, gồm Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến.
          Cơ quan điều tra hiện đang tạm giữ hình sự đối với 4 đối tượng: Nguyễn Thị Dung về hành vi Chống người thi hành Công vụ; Nguyễn Xuân Điều, Trần Thị Phượng, Đào Thị Kim về hành vi Giết người.

          Trước đó, ngày 09/01/2020, CSĐT Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án về 3 tội danh để điều tra vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, gồm các tội danh: Giết người, Tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép và Chống người thi hành công vụ.
          Về vụ việc ở xã Đồng Tâm, từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn theo kế hoạch.
          Trong quá trình xây dựng, sáng 09/01, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.
          Liên quan đến vụ việc các đối tượng phạm tội, theo luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn Luật sư Hà Nội), đây là sự việc đau lòng và vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến hậu quả chết người. Thông tin từ Bộ Công an cho biết, các đối tượng đã sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng để gây án và dẫn đến hậu quả đau thương làm 3 đồng chí công an hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Việc tàng trữ và sử dụng lựu đạn là tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng trái pháp luật mà Bộ luật Hình sự quy định rất rõ là phải xử lý nghiêm
         

          Theo kết luận của các Cơ quan chức năng cho thấy toàn bộ đất Sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng. Do buông lỏng quản lý, một số người dân lấn chiếm làm ruộng và nhà lẻ. Khi có chủ trương thu hồi đất lấn chiếm thì toàn bộ các hộ lấn chiếm chấp hành, chỉ một số người lợi dụng mục đích cá nhân kích động, lôi kéo người dân khiếu nại, mặc dù chính quyền các cấp từ địa phương đến T.Ư đã vào cuộc thanh tra và kết luận rõ ràng cho người dân có đất và tổ đồng thuận do ông Kình là người đứng đầu. Nhưng họ không đồng ý, mặc dù họ không có đất khu vực trên.
          Đây là vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Các đối tượng đã lên kế hoạch chặt chẽ, phân công nhiệm vụ và chuẩn bị vũ khí, hung khí nguy hiểm để đối phó với các lực lượng thực thi nhiệm vụ.
          Xét hành vi phạm tội của các đối tượng đã cấu thành tội Giết người và tội Chống người thi hành công vụ. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm a, d, n, o Khoản 1 Điều 123 và Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015.
          Về nguyên tắc, khi quyết định hình phạt phải căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
          Hình phạt tử hình được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có tội Giết người khi xét thấy không có khả năng giáo dục cải tạo, là kẻ chủ mưu, cầm đầu, thực hành tích cực và không còn tính người. Trong vụ án này, với hậu quả 3 chiến sỹ công an hy sinh, nếu có căn cứ xác định là đồng phạm thì các đối tượng vẫn phải đối mặt hình phạt cao nhất đến tử hình.


Đăng nhận xét

 
Top