Chiều
ngày 31/7/2020, Bộ Y tế thông báo thông tin từ Tiểu ban Điều trị cho biết, hiện
đang có một số bệnh nhân mắc COVID-19 diễn biến rất nặng.
Theo
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng
Tiểu ban Điều trị, nhiều bệnh nhân COVID-19 trong giai đoạn này diễn biến nặng,
tăng nặng, đặc biệt là diễn biến nguy kịch rất nhanh.
Tính
đến sáng 31/7/2020, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, đã có những
bệnh nhân sau diễn tiến nặng, tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao: bệnh
nhân 416, bệnh nhân 418, bệnh nhân 431, bệnh nhân 436, bệnh nhân 437, bệnh nhân
438…
Ngoài
ra, một số bệnh nhân có tiến triển nặng lên như bệnh nhân 429, bệnh nhân 426,
bệnh nhân 427, bệnh nhân 430, bệnh nhân 422, bệnh nhân 433... Phần lớn bệnh
nhân nặng trong số này đều là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm.
Thông
tin tới báo chí cuối giờ sáng 31/7/2020, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng
Bộ Y tế cho hay, khi mắc COVID-19, nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn biến tăng
nặng sẽ tập trung vào nhóm người cao tuổi (trên 60 tuổi), có bệnh lý nền (tiểu
đường, cao huyết áp, suy thận mãn, lọc máu chu kỳ, ung thư, phổi tắc nghẽn mãn
tính…) hoặc có cơ địa, thể trạng béo phì, suy kiệt…
“Những
yếu tố này sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tăng nặng khi nhiễm COVID-19” – PGS.TS Nguyễn
Trường Sơn nói.
Phân
tích cụ thể hơn về cơ chế gây tăng nặng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn
cho hay, nhóm người nói trên khi mắc COVID-19 sẽ suy giảm sức đề kháng, khiến
lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so
với bệnh nhân khác.
“Tôi
lưu ý về nguy cơ cơn bão cytokine. Một số người khi bị virus tấn công sẽ kích
hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống này không chỉ tấn công virus mà
còn tấn công các cơ quan nội tạng, gây suy các cơ quan và làm giảm các chức
năng, dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, đơn cử như bệnh nhân 91 ở TP HCM giai
đoạn trước” – PGS.TS Nguyễn Trường Sơn cho hay.
Trong
giai đoạn này, Tiểu ban Điều trị chưa ghi nhận một cách rõ ràng số người bệnh
gặp “cơn bão cytokine”, tuy nhiên theo Thứ trưởng Bộ Y tế, đã có một số bệnh
nhân có những biểu hiện, dù chưa có sự thay đổi về dấu hiệu suy cơ quan cũng
như đe dọa tính mạng.
Trong
giai đoạn này, đã có những bệnh nhân COVID-19 trên nền bệnh mãn tính phải sử
dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp như ECMO, thở máy, hoặc thở oxy…
“Đây
là dấu hiệu rất đáng nguy hại, vì những bệnh nhân này nói chung và bệnh nhân
suy thận mạn nói riêng sẽ không chỉ bị duy nhất bệnh này, mà còn kèm theo các
bệnh nặng khác như tiểu đường, suy tim, tăng huyết áp… Khi virus tấn công, các
cơ quan sẽ dễ tổn thương, sức đề kháng giảm nhiều” – Thứ trưởng Nguyễn Trường
Sơn cho hay.
Một
chuyên gia về lão khoa cho hay, sức đề kháng của nhóm người cao tuổi, mắc bệnh
lý nền thường giảm hơn so với các nhóm tuổi khác. Nếu người cao tuổi bị bệnh,
COVID-19 sẽ làm cho các bệnh mãn tính đó thúc đẩy chuyển thành giai đoạn cấp
hoặc đợt cấp, do đó bệnh nhân rất dễ tử vong.
Thực
tế tại các nước có đông người mắc và tử vong, tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 tử vong
chủ yếu là người cao tuổi có kèm nhiều bệnh lý mãn tính./.
Đăng nhận xét