Chiến
tranh đã lùi xa. Để có cuộc sống hạnh phúc trong hòa bình, không còn nơm nớp lo
bom rơi, đạn nổ, biết bao người con yêu nước đã cống hiến máu xương, anh dũng
ngã xuống cho ngày hòa bình và độc lập, được đánh dấu bằng thời khắc lịch sử ngày
30/4/1975.
Vậy
nhưng, cứ vào mỗi dịp cả nước tri ân các anh hùng Liệt sỹ (27/7) , đâu đó lại
“vọng” lên những tiếng nói lạc lõng của những kẻ “vong quốc”, những kẻ chống
đối cực đoan hay những nhà dân chủ nửa mùa khi lật lại cái gọi là “Quốc hận”
mang tên tháng Tư.
Vài
nơi ở bên ngoài, nhất là ở Mỹ, một số kẻ lại khuấy lên biểu tình, gặp mặt,
quyên góp nhân sự kiện này. Việc này hoàn toàn không mới, không khác gì hơn khi
mà hơn 40 năm qua, chúng đều đưa ra một “kịch bản”. Mục đích của chúng rất dễ
nhận ra, nhưng chúng đã làm được gì thì chính những con người đó mới hiểu.
Và
sự thật là chẳng mấy ai tin, chẳng mấy ai nghe... nhưng chúng vẫn cứ làm và tìm
mọi cách để khuếch trương cho thành sự kiện lớn.
7,85
triệu tấn bom đạn đã rải xuống Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, gấp 3 lần số
bom đạn các nước sử dụng trong chiến tranh Thế giới thứ 2, tương đương với 250
quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima, Nhật Bản (bình quân mỗi người dân chịu
250kg).
Khoảng
2 triệu dân thường thiệt mạng và trên 2 triệu người phơi nhiễm chất độc, chủ
yếu là chất độc màu da cam.
Hơn
1 triệu liệt sĩ đã nằm xuống mà đến nay nhiều người chưa tìm thấy hài cốt, hàng
triệu thương binh…
Hiện
tại, nhìn sang Sirya, Libya, Ai Cập, Afghanistan, Pakistan và các quốc gia
Trung Đông khác, từ “Mùa xuân Ả Rập” đến nội chiến triền miên chưa biết bao giờ
chấm dứt, mới cảm nhận hết cái giá của hòa bình.
Chúng
ta đã chịu đựng mấy chục năm dài như thế, lẽ nào lại lãng quên!
Việt
Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình, chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng
chúng ta buộc phải cầm súng để tự vệ. Chiến tranh đã đi qua, mỗi ngày được bình
yên như hôm nay là gia sản quý báu giành được từ sự hy sinh xương máu của hàng
triệu con người.
Việc
nhắc lại quá khứ, nhớ về những vết đau thương mà chiến tranh để lại hoàn toàn
không phải nhằm kích động hận thù, mà để biết trân trọng hơn giá trị của hoà
bình, để bất cứ ai hôm nay cũng phải tỉnh thức, giữ gìn thành quả mà cha ông
vốn phải trải qua biết bao cuộc chiến, đổ máu xương mới giành được.
Bởi,
đâu có bà mẹ nào trên đất nước này muốn lại có ngày được phong chữ “anh hùng”,
đâu có gia đình nào muốn là người thân liệt sĩ… Nhưng lịch sử đã không cho phép
chúng ta được lựa chọn, nhiều thế hệ thanh niên - đã phải cầm súng để giữ lấy
bình yên cho mảnh đất này.
Thế
nhưng đâu đó những kẻ vong ơn đã vội quên quá khứ, quên công lao của những
người đã ngã xuống, họ đang khuấy lại hận thù, đòi hỏi những điều không thể.
Gác
lại quá khứ nhưng chúng ta cũng luôn sòng phẳng với lịch sử, tôn trọng lịch sử,
để sống bao dung hơn, hướng đến tương lai hoà hợp, bình đẳng, vì lợi ích quốc
gia trên hết.
Cái
giá cho hòa bình của dân tộc, bình yên cho từng gia đình là quá lớn, không gì
có thể đánh đổi được.
Ngày
Thương binh Liệt sĩ, Nhân dân, Đảng, Nhà nước cùng bày tỏ sự tri ân các thương
binh, liệt sĩ đã xả thân cứu nước. Tri ân và chăm sóc các gia đình, thân nhân
liệt sĩ, thương binh, người có công là trách nhiệm của toàn xã hội, là thực
hiện đạo lý “Ăn trái nhớ người trồng cây”.
Là
người được hưởng thành quả của sự hy sinh vĩ đại đó, xin hãy sống sao cho xứng
đáng! Đừng, xin đừng làm cho sự hy sinh đó trở thành vô ích./.
Đăng nhận xét