Một ngày sau khi Mỹ bác gần hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển
Đông, chiến hạm Mỹ Ralph Johnson đã vào vùng biển này hôm 14/5. Theo đó, tàu
khu trục tên lửa dẫn đường Ralph Johnson đã vào gần quần đảo Trường Sa như một phần trong chiến dịch thực thi tự do
hàng hải (FONOP) của Mỹ, tờ Navy Times đưa tin.
Trong một
tuyên bố, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đóng tại Nhật Bản cho biết: "Mặc dù
một số quốc gia tiếp tục yêu sách và áp đặt các giới hạn đối với các quyền vượt
quá thẩm quyền của họ theo luật pháp quốc tế, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ các
quyền và đảm bảo tự do hàng hải cho tất cả mọi người. Không có thành viên nào
trong cộng đồng quốc tế có thể bị đe dọa hoặc ép buộc từ bỏ các quyền và tự do
của họ".
Trước đó,
rạng sáng ngày 14/7 theo giờ Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố
cho biết, Mỹ bác bỏ gần như toàn bộ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển
Đông.
"Thế
giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình. Mỹ sát cánh cùng
các đồng minh và đối tác Đông Nam Á của chúng tôi trong việc bảo vệ quyền chủ
quyền đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa
vụ của họ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi sát cánh với cộng đồng quốc tế để
bảo vệ tự do trên biển và tôn trọng chủ quyền, bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào để áp
đặt tư tưởng "lẽ phải thuộc về kẻ mạnh" ở Biển Đông hay khu vực rộng
lớn hơn" - tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Động thái
chuyển hướng chính sách của Mỹ ở Biển Đông diễn ra sau khi hai nhóm tàu sân bay
Mỹ cùng máy bay ném bom B-52 của Không quân đã tập trận cùng nhau ở Biển Đông hồi
đầu tháng này.
James
Chin, người đứng đầu Viện Châu Á tại Đại học Tasmania, Australia, cho biết, lập
trường của Mỹ không có gì mới bởi Mỹ luôn bác bỏ yêu sách "đường 9
đoạn" của Trung Quốc.
Cả
Indonesia và Philippines đã cùng với Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của
Tòa trọng tài quốc tế năm 2016 trong vụ Philippines kiện Trung
Quốc.
Trong khi
đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phát biểu trong cuộc
họp báo ngày 14.7 rằng, Trung Quốc không tìm cách xây dựng đế chế hàng hải./.
Đăng nhận xét