Trong khi mọi tầng lớp nhân dân đã và đang tham gia ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 thì một số cá nhân, tổ chức không có thiện chí đã đăng tải những thông tin xuyên tạc về việc thành lập Quỹ, thậm chí xúc phạm đến danh dự, uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cá nhân, tổ chức đã tham gia ủng hộ Quỹ…
Sau
những sáng kiến trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 như “ATM gạo”, “chợ 0
đồng” hay tặng nhu yếu phẩm, tặng vật tư y tế, giúp người dân vùng dịch tiêu
thụ nông sản… thì việc thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 thêm một lần nữa
thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, vượt qua khó khăn, thách thức của toàn
Đảng, toàn dân trước đại dịch COVID-19. Vậy nhưng, trong khi mọi tầng lớp nhân
dân đã và đang tham gia ủng hộ Quỹ thì một số cá nhân, tổ chức không có thiện
chí đã đăng tải những thông tin xuyên tạc về việc thành lập Quỹ, thậm chí xúc
phạm đến danh dự, uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cá nhân,
tổ chức đã tham gia ủng hộ Quỹ.
Việc
thành lập Quỹ là xuất phát từ thực tiễn khách quan. Theo thống kê, đến thời
điểm cuối tháng 5/2021, tỷ lệ người dân Việt Nam đã được tiêm vaccine phòng
COVID-19 ở nước ta chỉ hơn 1%, thuộc mức thấp nhất trong khu vực. Theo tính
toán của các chuyên gia, để đạt được miễn dịch cộng đồng, miễn dịch toàn dân,
Việt Nam cần có hơn 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm phòng cho
khoảng hơn 75 triệu người dân với tổng kinh phí ước tính khoảng 25,2 nghìn tỷ
đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước chi 16 nghìn tỷ đồng, còn 9,2 nghìn tỷ đồng
do sự tự nguyện ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Thực tiễn
trên đòi hỏi nguồn kinh phí lớn để có vaccine phòng COVID-19, trong khi đất
nước ta đang còn nhiều khó khăn, ngân sách hạn hẹp.
Việc
Chính phủ ban hành Nghị quyết 53/NQ-CP thông qua chủ trương thành lập Quỹ
vaccine phòng COVID-19 và Quyết định 779/QĐ-TTg thành lập Quỹ vaccine phòng
COVID -19 là phù hợp với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đó là truyền
thống đoàn kết, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”.
Dịch
COVID -19 được xem như một loại “giặc” nguy hiểm làm tổn hại đến sức khỏe cộng
đồng, kinh tế đất nước suy giảm, cuộc sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Do đó,
muốn diệt được loại “giặc” này đòi hỏi sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị
và người dân, sự vào cuộc tích cực của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước. Lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng minh, khi
đất nước ta gặp khó khăn, tinh thần đoàn kết, sức dân là nền tảng quan trọng để
chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù.
Năm
1945, trước tình thế cách mạng “ngàn cân treo sợi tóc”, hưởng ứng lời kêu gọi
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào ta trên mọi miền đất nước đã nhiệt tình ủng
hộ “Tuần lễ vàng” với tinh thần “người có ít góp ít, người có nhiều góp nhiều”,
tạo nên Quỹ Độc lập. Kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân cả nước
đã quyên góp được 20 triệu đồng và 370kg vàng, góp phần thiết thực cho cuộc
kháng chiến kiến quốc thành công.
Hiện
nay, nguồn thu ngân sách Nhà nước ta gặp nhiều khó khăn do tác động của đại
dịch. Việc nhân dân hỗ trợ, ủng hộ Quỹ chính là sự đồng lòng, san sẻ khó khăn
cùng Đảng, Nhà nước chiến đấu chống đại dịch. Việc thành lập Quỹ vào lúc này là
rất cần thiết nhằm kêu gọi, vận động các tầng lớp nhân dân ủng hộ, đóng góp
kinh phí cho công tác phòng, chống dịch, huy động nguồn lực xã hội để người dân
có thể tiếp cận vaccine sớm nhất.
Quỹ
vaccine phòng COVID-19 đã chính thức ra mắt vào tối Thứ bảy, ngày 5-6 tại Nhà
hát Lớn Hà Nội. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự buổi lễ đã khẳng định: “Đây sẽ là
quỹ của tinh thần đoàn kết, sự nhân ái, niềm tin, trái tim, kết nối trái tim
cùng nhau vượt qua khó khăn góp phần tạo nên Việt Nam chiến thắng, ghi danh vào
lịch sử về một chiến thắng đại dịch COVID-19”. Sau lễ ra mắt cho đến nay, Quỹ
vaccine phòng COVID-19 đã nhận được sự đóng góp của hàng nghìn tập thể, cá
nhân. Những ngày qua, không chỉ các doanh nghiệp, địa phương mà rất nhiều cá
nhân trong và ngoài nước đã nhiệt tình ủng hộ Quỹ.
Điển
hình như câu chuyện về Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Cược (92 tuổi, ở thôn
Hoàng Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) đã dành 10 triệu đồng tiết
kiệm để ủng hộ cho công tác phòng, chống COVID-19. Cụ ông Nguyễn Chương (97
tuổi), là thương binh chống Pháp, từng chiến đấu ở chiến trường Thừa Thiên năm
1951, nay ở thôn Phú Long, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cũng đã viết tâm
thư gửi ban vận động quyên góp chống dịch xã và trích 10 triệu đồng tiền tiết
kiệm để ủng hộ Quỹ. Hay hình ảnh về các em học sinh đã dành những đồng tiền
tiết kiệm, ăn sáng của mình để ủng hộ cho Quỹ phòng COVID-19…
Còn
vô số câu chuyện cảm động về việc các tầng lớp nhân dân đã và đang tham gia ủng
hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19, thực tiễn đó thêm một lần nữa khẳng định tinh
thần đoàn kết toàn dân, đồng sức, đồng lòng vượt qua gian khó, chiến thắng đại
dịch.
Mỗi
đóng góp của người dân vào Quỹ vaccine phòng COVID-19 đều hướng tới mục tiêu
cuộc sống an toàn hơn của bản thân, gia đình, cộng đồng và cả xã hội. Với sáng
kiến Quỹ vaccine phòng COVID-19, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như
Tổ chức Y tế thế giới, điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt
Nam, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Đại diện thường trú
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam… đã có những đánh giá
cao về tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến
chống “giặc COVID-19”.
Tiến
sỹ Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đánh giá:
“Việc huy động các nguồn lực để nâng cao khả năng tiếp cận vaccine COVID-19 của
Chính phủ Việt Nam rất kịp thời, phù hợp với sáng kiến vaccine toàn cầu. Chính
phủ Việt Nam rất nỗ lực để huy động nguồn lực từ ngân sách nhưng thực tế vẫn
cần nhiều nguồn lực hơn nữa. Việc Chính phủ quản lý và sử dụng công bằng, hiệu
quả nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp tư nhân sẽ mang lại giá trị mới cho
chiến lược ứng phó với COVID-19. Chính sự đoàn kết này sẽ giúp Việt Nam chấm
dứt đại dịch. Hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục là một ví dụ cho cách tiếp cận toàn
dân trong việc kết thúc đại dịch”.
Ông
Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng
đánh giá cao việc thành lập Quỹ vacine phòng COVID-19 của Việt Nam và cho rằng
“đây là một sáng kiến hay, là điều Liên hợp quốc đã ủng hộ trong nhiều tháng
nay”.
Bà
Carollyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng đã chúc
mừng Chính phủ Việt Nam ra mắt Quỹ vaccine phòng COVID-19 và cho biết “việc
tiêm vaccine phòng COVID-19 nhanh và hiệu quả là biện pháp cần thiết và quan
trọng để đảm bảo an toàn cho người dân, thúc đẩy phục hồi kinh tế. Chính phủ
Việt Nam đang có bước đi đúng đắn trong việc đẩy nhanh tiếp cận vaccine cho
người dân”…
Trong
bối cảnh đó, một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí, chống phá đất nước đã
tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật về việc thành lập Quỹ vaccine phòng
COVID-19, thậm chí còn xúc phạm đến những nghĩa cử cao đẹp, hành động đúng đắn,
nhân văn của các cá nhân, tổ chức trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 của toàn
thể nhân dân ta.
Đài
Á châu tự do - đài phản động đăng tải bài viết “Chính phủ nói không thiếu tiền
sao phải huy động tiền dân mua vaccine?” và cho rằng, Chính phủ đang “bòn rút
tiền của nhân dân”, việc tiêm cho người dân là thuộc nghĩa vụ của Nhà nước… Từ
đó, kêu gọi kiều bào, người dân không tham gia đóng góp cho Quỹ này. Gần đây,
trang mạng tổ chức Việt Tân cùng một số báo, đài không có thiện chí với Việt
Nam đã đăng tải những bài viết phê phán việc thành lập Quỹ vaccine ở Việt Nam,
từ đó đưa ra những luận điệu xuyên tạc, vu cáo, hạ thấp uy tín Đảng, Nhà nước,
chế độ.
Đáng
lên án hơn, trong khi chức sắc, tín đồ Công giáo đang sát cánh cùng Chính phủ
và nhân dân phòng, chống dịch thì một số linh mục Công giáo đã tuyên truyền,
xuyên tạc việc thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19, thậm chí có linh mục khi
thấy các chức sắc, tín đồ tham gia ủng hộ Quỹ đã có lời lẽ miệt thị, xúc phạm
những người này.
Ngăn
chặn đại dịch COVID -19, đó là trách nhiệm của toàn xã hội. Do vậy, việc một số
luận điệu quy trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch là “của riêng Đảng,
Nhà nước” là hoàn toàn vô lý. Không có quốc gia nào tự chống chọi với đại dịch
chỉ bằng sự quyết tâm của Chính phủ. Những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc
của các tổ chức, cá nhân, đài báo trên về Quỹ vaccine phòng COVID-19 của Đảng,
Nhà nước Việt Nam cũng như xúc phạm đến danh dự, hình ảnh của các cá nhân, tổ
chức tham gia ủng hộ là việc làm của những kẻ lạc điệu, lạc lõng trong cuộc
chiến chống dịch COVID-19.
Trong
quyết định thành lập Quỹ cũng đã chỉ rõ, nguyên tắc của Quỹ Vaccine là trên cơ
sở tự nguyện đóng góp của người dân, doanh nghiệp, để những người có điều kiện
và có tâm với đất nước đóng góp. Hoàn toàn không có chuyện Chính phủ ép buộc
mọi người phải đóng góp.
Thực
tế, trước khi Quỹ được thành lập, đã có rất nhiều địa phương, doanh nghiệp,
người dân rất muốn đóng góp vào công cuộc tìm mua vaccine, để mọi người dân được
tiêm vaccine, xã hội trở lại ổn định, vượt qua dịch bệnh và cuộc sống người dân
trở lại như bình thường. Sau khi Quỹ thành lập, những ngày qua, số tiền quyên
góp ủng hộ Quỹ không ngừng tăng lên, là minh chứng rõ nét nhất cho tinh thần
đoàn kết chống lại đại dịch COVID-19 của nhân dân Việt Nam. Thực tiễn sinh động
đó đã phản bác lại các luận điệu sai trái, xuyên tạc.
Đăng nhận xét