Trong thời gian cả nước gắng sức, căng mình để chống dịch bệnh Covid-19 và ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, thực hiện Nghị quyết 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam thì tình trạng phát ngôn võ đoán, tùy tiện, lệch chuẩn, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí đi ngược lại với quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, phụ họa cho những luận điệu bóp méo, xuyên tạc của các thế lực thù địch đang diễn ra khá phức tạp trên mạng xã hội.
“Lập lờ, đánh lận con
đen” là cụm từ nhằm miêu tả việc đánh lừa bằng các mánh khỏe gian trá, xảo
quyệt, đây là mánh khóe tiêu cực, là hành vi mang tính phá hoại của những người
có mục đích xấu, đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích chung, đó là một phần do
nhận thức quyền tự do nói chung và quyền tự do ngôn luận nói riêng chưa đầy đủ,
một số người xem quyền tự do ngôn luận là quyền tuyệt đối không có giới hạn nên
lẫn lộn giữa quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Đặc biệt có những
trường hợp lợi dụng tự do ngôn luận vi phạm nghiêm trọng và chịu trách nhiệm
trước pháp luật như Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng… Thế nhưng các thế lực thù địch
nhân các sự việc để vu khống Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận là
một hành vi không thể chấp nhận và ngày càng xuất hiện nhiều nhà “cách mạng dân
chủ”, “phóng viên độc lập” với những hoạt động núp bóng chiêu bài đấu tranh vì
dân chủ để chống lại chính quyền.
Hầu hết các vụ án lợi
dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí đều theo kịch bản là các phần tử trong nước
chống đối, phần tử ở nước ngoài tung hô và tự biến mình thành con rối, phần tử
chống phá Đảng, Nhà nước, hoạt động dưới sự bảo trợ, giật dây của các phần tử
phản động nước ngoài.
Quyền tự do ngôn luận
là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế
nhân quyền nêu rõ: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm
tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, nhu nhận và
truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và
không có giới hạn về biên giới”.
Tuy nhiên, thực tế cho
thấy mặc dù công nhận các quyền tự do trong đó có quyền tự do ngôn luận nhưng
không một quốc gia nào xem đó là quyền tự do tuyệt đối. Một thực tế mà giới cầm
quyền của mọi quốc gia đều nhận thấy là nếu các quyền tự do trong đó có tự do
ngôn luận là tự do tuyệt đối, tự do vô chính phủ thì xã hội sẽ bị rối loạn,
không kiểm soát. Điển hình như ngay tại nước Mỹ trong Điều 2385, Chương 115 -
Bộ luật Hình sự Mỹ chỉ rõ “Nghiêm cấm in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh,
truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết
hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự
cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ
chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực và bạo lực”. Nước Đức là một trong những
quốc gia đề cao tự do ngôn luận và nhân quyền cũng đã có những sửa đổi đối với
Luật An ninh mạng từ năm 2015 và thông qua luật mới về quản lý mạng xã hội từ
năm 2018, theo đó những dịch vụ mạng xã hội ở nước Đức có thể bị phạt lên đến
50 triệu EU nếu để xảy ra trường hợp người dùng lăng mạ, gây thù oán, hay phát
tán các tin tức giả mạo. Các nước trên thế giới tuy tiếp cận khác nhau về quyền
tự do trong đó có tự do ngôn luận nhưng có một nguyên tắc cơ bản là việc thực
thi các quyền tự do trong đó có tự do ngôn luận phải phù hợp với tình hình,
điều kiện lịch sử, văn hóa, trình độ dân trí, thể chế chính trị của mỗi nước,
không ai được lạm dụng các quyền tự do nói chung và tự do ngôn luận nói chung
để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công
dân
Quan điểm của Đảng và
Nhà nước Việt Nam về thực hiện các quyền tự do của con người, quyền tự do của
công dân là rất rõ ràng, minh bạch, khoa học và nhân văn. Nhà nước luôn chăm lo
thực hiện tốt quyền tự do cơ bản của con người, của công dân trong đó có tự do
ngôn luận, nhưng đi kèm với đó phải là kỷ luật, kỷ cương, pháp luật. Đối với
những hành vi lợi dụng để làm phương hại danh dự, nhân phẩm người khác, gây tổn
hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc thì phải nghiêm trị theo pháp luật
Góp phần đấu tranh,
ngăn chặn tình trạng phát ngôn tùy tiện, lệch chuẩn, thiếu ý thức xây dựng, đi
ngược quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì mỗi người cần
nhận thức đầy đủ, phân định rõ ràng giữa quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm
công dân. Cùng với đó cần tỉnh táo, cảnh giác, nhận diện rõ ràng âm mưu, thủ
đoạn lợi dụng thực hiện các quyền tự do nói chung và quyền tự do ngôn luận nói
riêng nhằm chống phá đất nước của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính
trị./.
Đăng nhận xét