Theo dõi thông tin trên internet, mạng xã hội mấy ngày qua nhiều tài khoản bức xúc với việc mạng xã hội Baidu của Trung Quốc vừa phát tán thông tin về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngày 17 tháng 2 năm 1979 dưới hình thức phim truyện. Một tài khoản đã viết: “Không thể để loại “virus văn hoá độc hại” như phim “Quân đội Vương Bài lây lan sâu trong “bầu khí quyển lịch sử trong lành”.
Trao
đổi về việc mạng xã hội Baidu trailer những dòng quảng cáo từ bộ phim một tài
khoản viết rằng: Bộ phim đã khéo léo đưa thông tin xuyên tạc lịch sử, để “đổi
trắng thay đen” về lịch sử chiến tranh biên giới, ngày 17 tháng 2 năm 1979. Có
thể nói trên không gian mạng Việt Nam đã diễn ra một làn sóng “tẩy chay” bộ
phim “Quân đội Vương Bài” của các tác giả Trung quốc. Trong phim, tác giả đã
lấy bối cảnh qua hệ Việt Nam-Trung quốc những năm 1980,… tác giả này viết: “khi
lực lượng quân sự của Việt Nam mạnh lên không ngừng, Việt Nam bắt đầu có ý nghĩ
xâm lấn lãnh thổ của Trung Quốc, Việt Nam đã phát động một loạt cuộc quấy rối
và xâm phạm biên giới của Trung Quốc…” (SIC). Người viết bài phê phán đã bình
luận rằng: “Rõ ràng bộ phim này là một kiểu “chiến tranh tâm lý”. Nội dung bộ
phim đã xuyên tạc lịch sử và xúc phạm đến “thể diện” quốc gia của dân tộc Việt
Nam.
Vậy
sự thật cuộc chiến tranh Việt Nam – Trung quốc, ngày 17 tháng 2 năm 1979 như
thế nào?
Còn
nhớ, sau khi quân dân Việt Nam đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây
Nam của Khme Đỏ do Trung Quốc chống lưng (giúp đỡ về vũ khí, khí tài, cố vấn
quốc sự,…), Ngày 17 thánh 2 năm 1979, Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh
chống Việt Nam,… mà Đặng Tiểu Bình gọi là “để dạy cho Việt Nam một bài học”.
Khi đó Trung Quốc đã xua hơn 60 vạn quân, tràn qua biên giới 6 tỉnh phía Bắc
nước ta. Lính Trung Quốc đi đến đâu cũng tàn phá hết sức dã man, cướp của, giết
người, hãm hiếp phụ nữ,… khi rút đi chúng thực hiện “đốt sạch, phá sách”, thậm
chí chiếc bát ăn cơm của người dân chúng cũng đập vỡ. Nhưng rút cuộc bọn chúng
đã bị quân dân ta đánh bại.
Trở
lại bộ phim mà Baidu vừa phát, có tài khoản đề nghị: Các cơ quan chức năng cần
chặn tán phát bộ phim này trên mọi nền tảng mạng xã hội. Vì đây không chỉ đơn
thuần là văn hóa nghệ thuật mà còn là “cách truyền bá văn hoá bành trướng – một
“kiểu tâm lý chiến” chống Việt Nam. Theo tác giả nói trên, trong điều kiện
internet, mạng xã hội phát triển rộng rãi,… khán giả Việt Nam cũng nên chủ động
lên tiếng “phản bác” luận điệu tuyên truyền của bộ phim này dưới bất cứ hình
thức nào. Đây là quyền và nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước.
Một
tài khoản khác cho rằng: “Chúng ta không cần và không nên vì “lợi ích ngoại
giao hình thức (Với Trung quốc)” mà làm ảnh hưởng đến độc lập Dân tộc, chủ
quyền Quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. … “Đứng về mặt quản lý nhà nước, tôi mong
rằng, các cơ quan giúp việc, tham mưu cho Chính phủ, Nhà nước nên có những biện
pháp cứng rắn để ngăn chặn loại phim ảnh như bộ phim vừa tán phát trên mạng xã
hội Baidu“. Tác giả này viết tiếp: “Việc xuyên tạc sự thật lịch sử của bộ phim
không kém phần nguy hiểm so với một cuộc chiến tranh trên thực địa, bởi vì nó
có thể làm ảnh hưởng tới nhận thức của rất nhiều thế hệ, cũng như ảnh hưởng tới
cách nghĩ của “người nước ngoài” về đất nước, Dân tộc chúng ta”.
Về
chủ đề trên, một tác giả khác viết: “liều vaccine” hữu hiệu nhất để chống lại
những luận điệu truyên truyền nói trên là “chúng ta phải có những bộ phim về
lịch sử dân tộc hiện đại, có tính hệ thống trong đó các cuoock chiến tranh
Trung quốc xâm lược Việt Nam… giúp thế hệ trẻ có đầy đủ thông tin chân thực,…
từ đó có cái nhìn đúng đắn về lịch sử Dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh giác bảo
vệ Tổ quốc-với bất cứ kẻ thù nào, đến từ đâu, mang danh nghĩa gì… thông qua văn
hóa nghệ thuật để xây dựng lòng Yêu nước, lòng Tự hào dân tộc, ý chí xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Đây cũng có thể xem là “liều vaccine” hữu hiệu
chống lại “virus văn hoá độc hại” núp bóng dưới dạng nghệ thuật phim ảnh nước
ngoài chống Việt Nam.
Một
tác giả khác cho rằng: “Đã đến lúc Nhà nước cần nới lỏng luật để các nhà làm
phim tư nhân có sản phẩm thể hiện quan điểm về lịch sử dân tộc, chủ quyền Quốc
gia… theo cách suy nghĩ và cách thể hiện của mình để cung cấp thông tin, tiếp
cận giới trẻ có hiệu quả.
Còn
nhớ điện ảnh Trung quốc từng có bộ phim chứa “đường lưỡi bò phi pháp”- vi phạm
chủ quyền nhiều quốc gia, đặc biệt có Việt Nam đã từng gây bất bình với người
xem.
Một
tác giả khác cũng cho rằng phòng, chống “virus văn hoá độc hại” đến từ bên
ngoài không nên chỉ có “khoanh vùng”, “cảnh báo”, mà rất cần đến các biện pháp
“tấn công trực diện” thì mới đẩy lùi được loại “virus độc hại” này ra khỏi cơ
thể Quốc gia.
Chúng
ta đang sống trong một thế giới phẳng – một thế giới mà tất cả các quốc gia đều
bình đẳng trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối quyền chủ quyền về lãnh thổ, về thể
chế xã hội và luật pháp quốc tế. Việc một quốc gia này “núp bóng” nghệ thuật
điện ảnh để thực hiện “tâm lý chiến” với một quốc gia khác không khó khăn gì.
Tuy nhiên nhà nước- chủ thể của những phim ảnh đó cũng phải chịu trách nhiệm.
Thiết nghĩ cơ quan chức năng của Việt Nam cần có hình thức phản ứng nhất định
với Trung Quốc.
Không
được quyên rằng, văn hóa có sức mạnh to lớn vì đó là nền tảng tinh thần của xã
hội. Một khi sức mạnh văn hoá- tinh thần bị tác động xấu sẽ tác động tiêu cực
đến nhuệ khí của mỗi người dân. Xin được nhấn mạnh rằng- Văn hóa, trong quan hệ
quốc tế ngày nay thuộc “không phận” chủ quyền Quốc gia mà các nhà nước luôn
luôn phải bảo vệ. Nói cách khác- Ngày nay bảo vệ “Độc lập dân tộc, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ không chỉ có ở trên thực địa, mà còn nằm ở “không gian”
(mạng) văn hoá nữa./.
Đăng nhận xét