Thực hiện tốt phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, trong thời gian qua, các hoạt động phản biện xã hội được khuyến khích mạnh mẽ, diễn ra khá sôi động và mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, các thế lực thù địch lại lợi dụng phản biện xã hội để tung ra các chiêu trò nhằm gây nhiễu loạn thông tin, kích động những mâu thuẫn trong xã hội. Chúng ta cần cảnh giác cao độ và nhận thức rõ các chiêu trò này để phân định ranh giới với phản biện xã hội mang tính tích cực.
Phản
biện xã hội - mà lâu nay được thể hiện dưới hình thức nhân dân, các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội đóng góp, phê bình, kiến nghị với Đảng và
Nhà nước về các vấn đề quốc kế dân sinh - là một trong những biện pháp để mở
rộng dân chủ và tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta từ
trước đến nay đã luôn luôn coi trọng ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân
đối với đường lối, chính sách của mình. Trong giai đoạn hiện nay, đây là một
yêu cầu mang tính tấy yếu nhằm khuyến khích, động viên đông đảo nhân dân tham
gia mạnh mẽ hơn vào công việc của quốc gia, dân tộc, chung sức, đồng lòng đưa
đất nước tiến mạnh, tiến chắc trên con đường phát triển.
Phản
biện xã hội tích cực khác xa với các chiêu trò núp danh của các thế lực thù
địch. Ngày nay, các đối tượng thù địch triệt để lợi dụng ưu thế của internet,
nhất là mạng xã hội để tiến hành các hoạt động chống phá núp dưới danh nghĩa
phản biện xã hội. Dưới sự giật dây của các thế lực nước ngoài, một số phần tử
cơ hội đã soạn ra các văn bản dưới dạng “tâm thư”, “thư ngỏ”, “thư góp ý” (cả
chính danh, nặc danh và mạo danh); thậm chí, chúng còn mạo danh các nhà lão
thành, các bậc chí sĩ để tung lên những ý kiến trái ngược với quan điểm của
Đảng, Nhà nước rồi gửi đến các đồng chí lãnh đạo. Chúng thường sử dụng kiểu lập
luận thông qua các câu từ bóng bẩy, chau chuốt... thoáng qua dễ lầm tưởng đó là
những "ý kiến tâm huyết", "những đóng góp chân thành"...
Nhưng thực chất là dựng chuyện, tung tin thất thiệt, tuyên truyền xuyên tạc,
nhằm gây nhiễu loạn thông tin, kích động, gây áp lực, gieo rắc tâm lý hoài
nghi, gây bất ổn trong dư luận.
Trên
không gian mạng, chúng lập ra các hội, nhóm trá hình, sau đó tuyên truyền vận
động, lôi kéo những người thiếu bản lĩnh, nhẹ dạ cả tin tham gia. Thông qua đó,
khơi gợi các thành viên trong từng hội, nhóm dưới danh nghĩa phản biện xã hội
để nêu những quan điểm, ý kiến trái chiều, nhưng thực chất là tuyên truyền
xuyên tạc, kích động tư tưởng, thái độ chống đối. Chúng mưu toan phát triển đưa
các hội, nhóm trên không gian mạng thành tổ chức, hoạt động dưới dạng câu lạc
bộ tự do, hòng biến thành một trào lưu làm méo mó, xuyên tạc thực tiễn. Ngoài
ra, chúng rất quan tâm đến việc gieo mầm, nuôi dưỡng, phát triển lực lượng
trong giới trẻ và cán bộ, đảng viên, công chức... Cùng với tài trợ về tài
chính, chúng còn hướng dẫn nội dung, kế hoạch hoạt động liên kết thành mạng lưới.
Khi xuất hiện những quan điểm đi ngược chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước trên không gian mạng, thì ngay lập tức huy động lực lượng "chân
rết" vào bình luận, chia sẻ, tung hô... Chúng thường đánh tráo khái niệm
giữa ý kiến phản biện xã hội chính thống, với những giọng điệu tuyên truyền
chống phá; hoặc đánh đồng giữa những người có ý kiến khác với những đối tượng
cơ hội chính trị, lợi dụng phản biện xã hội để gây bất ổn trong dư luận.
Để
phân biệt phản biện xã hội và các hoạt động chống phá trên, chúng ta cần đặt
lên hàng đầu việc tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về hoạt
động phản biện xã hội, qua đó giúp người dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của
công việc hệ trọng này, phân biệt được đâu là phản biện xã hội tích cực, đâu là
hoạt động núp danh. Nhờ vậy, đề cao cảnh giác, chủ động phát hiện, kịp thời đấu
tranh một cách hiệu quả./.
St
Đăng nhận xét