Nhân quyền là một giá trị cao cả của loài người nhưng đã bị các thế lực tư bản cường quyền xuyên tạc, lợi dụng để chống phá các quốc gia độc lập và XHCN trong chiến lược “diễn biến hòa bình”. Luật pháp Việt Nam đã khẳng định mạnh mẽ, rõ ràng quyền con người, quyền công dân của công dân và Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện ngày càng đầy đủ các quyền này trên thực tế. Điều đó tự nó đã bác bỏ các luận điệu sai trái và âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch sử dụng vấn đề nhân quyền để chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Nhân
quyền là danh từ trong sáng, dùng để chỉ một trong những giá trị của loài
người. Nhưng nó bị làm vẩn đục khi người ta lợi dụng để mưu đồ những lợi ích
chính trị ích kỷ. Vấn đề nhân quyền được đặt ra không giống nhau trong những
điều kiện lịch sử khác nhau. Các giai tầng xã hội, quốc gia dân tộc do lợi ích,
địa vị khác nhau, có quan điểm không giống nhau, thậm chí đối lập, trong vấn đề
nhạy cảm này. Trong thời đại ngày nay, nhân quyền trở thành vấn đề đặc biệt phức
tạp, do các thế lực cường quyền ra sức sử dụng nó làm công cụ thực hiện chiến
lược “diễn biến hòa bình”.
Trở
lại những thế kỷ của các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Anh, Mỹ, Pháp…), nhân
quyền nổi lên như vấn đề bức xúc của lịch sử. Giai cấp tư sản giương cao ngọn
cờ nhân quyền, dân quyền để lôi kéo dân chúng làm cách mạng đánh đổ trật tự
phong kiến. “Tuyên ngôn nhân quyền” của cách mạng tư sản phù hợp với yêu cầu
xóa bỏ chế độ nông nô và các thể chế tương ứng để mở đường cho chủ nghĩa tư bản
phát triển. Trọng tâm nhân quyền thời kỳ đó là quyền tự do cá nhân, trong đó tự
do của cá nhân này bị giới hạn bởi tự do của cá nhân khác. Đó không phải tự do
như nhau cho tất cả mọi người. Đối với những nông nô vừa thoát khỏi sự trói
buộc phong kiến, quyền tự do thực tế nhất, khả thi nhất là tự do đi lang thang
ra các đô thị để kiếm việc làm, đáp ứng nhu cầu tuyển mộ nhân công của giới chủ
tư bản. Nhân quyền trong “Tuyên ngôn nhân quyền” không bao hàm quyền có điều
kiện để hưởng hạnh phúc mà chỉ giới hạn ở “quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tuy nhiên,
những quyền con người chật hẹp, hạn chế, nặng hình thức đó vẫn thể hiện bước
tiến khổng lồ trong lịch sử đấu tranh giải phóng con người khỏi những áp bức xã
hội. Từ cách đây nhiều thế kỷ, vấn đề nhân quyền đã mang tính hai mặt. Cần nhận
rõ sự khác nhau giữa những yêu cầu nhân quyền thời Phục hưng và thời cách mạng
tư sản với những đòi hỏi “nhân quyền” (đối với các nước khác) của các nước
phương Tây hiện nay (thế kỷ 20, 21).
Tại
sao chủ nghĩa tư bản đã thống trị toàn cầu, đã chuyển thành chủ nghĩa tư bản
toàn cầu hóa, vẫn không từ bỏ chiêu bài nhân quyền, trái lại sử dụng nhân quyền
làm quốc sách hàng đầu? Các cường quốc tư bản không chỉ sử dụng “nhân quyền”
trong đối nội – tức trong quản trị quốc gia, bảo đảm duy trì, củng cố trật tự
tư bản, mà còn sử dụng chiêu bài nhân quyền như một vũ khí rất lợi hại để chi
phối tất cả các nước còn lại, chủ yếu là các nước độc lập dân tộc, các nước
XHCN, các nước đang phát triển, chậm phát triển, bảo đảm những nước này không
đứng ngoài “trật tự thế giới” do họ làm chủ.
Sử
dụng vũ khí nhân quyền là một trong những trụ cột của chính sách đối ngoại Hoa
Kỳ. Sức ép “nhân quyền”, “nô lệ viện trợ” (khái niệm của Nguyễn Văn Thiệu dùng
để nói về viện trợ) cùng với các sức ép khác về chính trị, kinh tế, văn hóa,
bạo lực quân sự… tạo thành sức mạnh tổng hợp của chủ nghĩa thực dân mới. Mỹ và
các cường quốc phương Tây, dưới chiêu bài nhân quyền, đã ép buộc các chính phủ
có xu hướng độc lập phải chấp nhận quyền tự do hoạt động phi pháp của các lực
lượng đối lập, để khi có cơ hội, các lực lượng này sẽ trở thành ngòi nổ gây nên
những cuộc “cách mạng sắc màu” lật đổ các chính quyền không hợp “khẩu vị” hoặc
đã hết tác dụng. Thậm chí, Mỹ còn dùng vũ khí “dân chủ”, “nhân quyền” để can
thiệp vào nội trị của đồng minh chí cốt trong NATO. Các sự kiện xảy ra năm 2016
ở Thổ Nhĩ Kỳ là minh chứng.
Mũi
nhọn của vũ khí “nhân quyền” tất nhiên nhằm vào các nước XHCN. Thời chiến tranh
lạnh, trong cuộc đối đầu toàn diện, ác liệt, không tiếng súng giữa hai phe, các
cường quốc phương Tây đã sử dụng tối đa vũ khí “nhân quyền” để “diễn biến hòa
bình” các nước XHCN và các nước dân tộc chủ nghĩa tiến bộ. Cuộc chống phá về ý
thức hệ, sử dụng chiêu bài nhân quyền đã khoét sâu những mâu thuẫn trong nội bộ
nhân dân ở các quốc gia XHCN, góp phần làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa
châu Âu.
Tóm
lại, sử dụng chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ” là thủ đoạn quen thuộc rất hiểm
độc trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực cường quyền quốc tế
để toàn trị thế giới. Sau chiến tranh lạnh, lợi dụng ưu thế của kẻ thắng thế,
thấm nhuần bài học của thời kỳ chiến tranh lạnh, Washington và Brussels càng
đẩy mạnh những hoạt động dùng chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, kết hợp với
trừng phạt kinh tế và can thiệp quân sự, để làm thay đổi bản đồ địa chính trị
thế giới có lợi cho họ. Những sự kiện gần đây chứng tỏ, âm mưu của họ là: “nhân
quyền” đi trước, bạo lực theo sau, lật đổ là mục đích. Các thủ đoạn lợi dụng
vấn đề “nhân quyền” phổ biến của họ là:
–
Lấy danh nghĩa “can thiệp nhân đạo” để chống phá nhà nước dân tộc Serbia, cuối
cùng dùng lực lượng quân sự hùng mạnh của NATO để xóa bỏ nền độc lập, dân chủ
của nước này; lấy danh nghĩa Tòa án quốc tế, bắt và giết chết Tổng thống
Milosevich trong nhà tù.
–
Lấy danh nghĩa “chống khủng bố” để tấn công quân sự Iraq, lật đổ chính quyền
của Tổng thống Hútxêin, giết chết ông, đưa Irắc vào cảnh hỗn loạn triền miên.
–
Mượn cớ “chống khủng bố” để đem quân xâm lược Afghanistan.
–
Thúc đẩy hàng loạt các cuộc “cách mạng sắc màu”: “cách mạng nhung” (Gruzia năm
2003), “cách mạng cam” (Ukraina năm 2004), “cách mạng hoa tuylíp vàng”
(Kyrgyzstan năm 2005)…
–
Gây ra cuộc nội chiến và chiến tranh ủy nhiệm kéo dài hàng chục năm nhằm lật đổ
chính quyền dân tộc ở Syria.
–
Cuộc “cách mạng sắc màu” và can thiệp quân sự của các nước phương Tây đã lật đổ
Tổng thống Gaddafi, giết chết ông, đưa đất nước Libya vào thảm cảnh đói rét lầm
than và nội chiến kéo dài.
–
Mỹ đã ra sức dùng vũ khí “nhân quyền” để can thiệp chống phá độc lập tự do và
cách mạng xã hội ở các nước Mỹ – Latinh như Cuba, Venezuela, Chile…
Thế
giới vừa kỷ niệm 10 năm sự kiện “Mùa xuân Ả Rập”. Mười năm qua, “Mùa xuân Ả
Rập” đã biến thành mùa đông ảm đạm, với những đau khổ không kể xiết dành cho
người dân các nước Ảrập, nhưng đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các tập đoàn sản
xuất vũ khí. Các cuộc “cách mạng sắc màu”, “can thiệp nhân đạo” – sản phẩm của
“chủ nghĩa đế quốc tự do” – diễn ra rất bài bản. Trong cuốn sách Học thuyết
phản kháng phi bạo lực, tác giả Gene Sharp đã phân chia các cuộc “cách mạng” đó
thành ba giai đoạn: giai đoạn 1. Hình thành các hoạt động mềm (mít tinh, biểu
tình…); giai đoạn 2. Làm mất uy tín của chính quyền và các quan chức; giai đoạn
3. Trực tiếp lật đổ chế độ.
Câu
hỏi đặt ra là: hiện nay Việt Nam và Mỹ đã trở thành “đối tác chiến lược” của
nhau, vậy Việt Nam có còn nằm trong tầm ngắm của “diễn biến hòa bình” nữa
không? Câu trả lời là “có”. Nói vậy, mà không ngại đối tác sẽ phật ý. Bởi,
chính chính quyền Mỹ không giấu giếm điều này. Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã
nói thẳng: “Tôi tin tưởng rằng, việc bình thường hóa và tăng cường các cuộc
tiếp xúc giữa người Mỹ và người Việt Nam sẽ thúc đẩy sự nghiệp tự do ở Việt Nam
như đã từng diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô trước đây. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng,
việc lôi cuốn người Việt Nam vào mặt trận rộng lớn của cuộc cải cách kinh tế và
mặt trận rộng lớn của cải cách dân chủ sẽ giúp tôn vinh sự hy sinh của những
người đã chiến đấu vì tự do ở Việt Nam”.
Quan
hệ Việt – Mỹ được bình thường hóa, đã phát triển đến mức như hiện nay không do
ý muốn chủ quan của chính quyền Mỹ. Quá trình đó diễn ra như một xu thế lịch
sử, do lợi ích của đôi bên đòi hỏi, thúc đẩy. Trước hết, do sự lớn mạnh không
ngừng, không gì ngăn cản nổi của nước Việt Nam XHCN; do nhân dân ta dưới sự
lãnh đạo sáng suốt của Đảng ngày càng đoàn kết; do Đảng và Nhà nước ta có đường
lối, chính sách đối ngoại đúng đắn, khôn khéo. Cả thế giới đều thấy rõ, Việt
Nam vẫn hiên ngang tồn tại, phát triển không ngừng, vượt qua mọi thách thức,
bất chấp sự bao vây, cấm vận kéo dài hàng chục năm của Mỹ, sự chống phá quyết
liệt của các thế lực thù địch cực đoan; rằng, trong khi tất cả các quốc gia có
chủ quyền, nhất là các nước có đường lối phát triển độc lập tự chủ, đều không
nằm ngoài “vùng phủ sóng” của chiến lược “diễn biến hòa bình”, lẽ nào Mỹ lại
“bỏ quên” một Việt Nam XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là biểu tượng sáng ngời
của phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN trong thế kỷ XX và thế kỷ
XXI? Bốn mươi lăm năm qua, hiện nay và từ nay về sau, vì lợi ích dân tộc, vì
lợi ích của hòa bình thế giới, Việt Nam kiên trì chính sách đối ngoại hòa bình,
rộng mở, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt
chế độ chính trị – xã hội khác nhau, đồng thời kiên quyết bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền dân tộc, bảo vệ chính quyền nhân dân và chế độ XHCN.
Quyền
công dân, quyền con người đã được luật hóa rõ ràng, đầy đủ, được khẳng định
đanh thép trong Hiến pháp Việt Nam các năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. Điều
3, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Nhà
nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Các
quyền con người, quyền công dân được khẳng định trong Hiến pháp, pháp luật,
được thể hiện sáng ngời trong cuộc sống. Trước hết, đó là, từ sau thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám từ năm 1945 đến nay và từ nay về sau, “nước Việt Nam có
quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập” (Tuyên
ngôn Độc lập). Nước độc lập vừa là hạnh phúc, vừa là tiền đề và điều kiện tiên
quyết để nhân dân được hưởng tự do, hạnh phúc. Theo đánh giá của Liên Hợp quốc,
chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng không ngừng và tăng nhanh nhất trong số các
nước đang phát triển (năm 2020 tăng 4 bậc, xếp thứ 79 trên thế giới, đứng hàng
đầu các nước châu Á), kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế tiến bộ không
ngừng. Trong hai năm qua, trong khi hầu hết các nước trên thế giới, do đại dịch
Covid-19, đều tăng trưởng âm, thì Việt Nam giữ vững tăng trưởng dương, đứng đầu
thế giới về mức tăng trưởng. Dư luận quốc tế chỉ rõ rằng, thành công của Việt
Nam trong chống dịch không phải vì Việt Nam giàu có, có trang thiết bị y tế
tiên tiến, mà vì ở Việt Nam có sự đồng thuận cao giữa chính quyền với nhân dân
(được xếp số một thế giới về sự hài lòng của người dân đối với chính sách chống
dịch của Chính phủ).
Có
đầy đủ cơ sở để tin rằng: khoảng một phần tư thế kỷ nữa, Việt Nam sẽ đứng trong
khu vực các nước phát triển. Những thành tựu kinh tế – xã hội trên đây chẳng
phải đã mang ý nghĩa sâu sắc nhất về quyền con người đó sao? Các quyền tự do
chính trị ở Việt Nam mà Hiến pháp đã quy định, được thực thi đầy đủ trong đời sống
thực tế. Đó là quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền sống được pháp luật bảo
hộ, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình, quyền
bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo… Về sự thực hiện tự do chính trị, Việt
Nam không thua kém bất cứ quốc gia dân chủ nào. Đương nhiên, luật pháp Việt
Nam, nhân dân và Nhà nước Việt Nam không cho phép bất kỳ cá nhân và tổ chức nào
lợi dụng “nhân quyền”, lợi dụng các quyền tự do dân chủ để vi phạm pháp luật,
chống chính quyền nhân dân, Tổ quốc và chế độ XHCN. Chúng ta thực hiện quyền
con người không phải vì sức ép bên ngoài mà chính vì quyền con người là mục
tiêu cao cả, thuộc về bản chất của cách mạng Việt Nam. Văn kiện Đại hội XIII
của Đảng đã nêu rõ: “trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán
triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Theo
TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Đăng nhận xét