Chiến tranh đã lùi xa, nhưng trên khắp các vùng chiến sự ác liệt năm xưa, máu xương của các Anh hùng liệt sĩ “mãi mãi tuổi hai mươi” đã hóa thân vào mỗi ngọn núi, dòng sông, trở thành biểu tượng của tâm linh “Linh thiêng Việt Nam”.
Cuộc
kháng chiến chống Pháp dừng lại sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc chiến tranh
chống xâm lược của đế quốc Mỹ đã chính thức dừng ở cột mốc 30/4/1975. Gần nhất,
hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía bắc, độ lùi thời
gian cũng đã hơn 30 năm có lẻ. Và những liệt sĩ của chúng ta hy sinh ở hai cuộc
chiến ấy, nhiều người cũng đã “tuổi chết dần hơn tuổi sống”. Bởi lúc hy sinh,
họ chỉ ở độ tuổi hai mươi.
Khi
các thế hệ trẻ hôm nay thắp lên những ngọn nến tri ân liệt sĩ, các bạn có thể
nghĩ: những người nằm dưới mộ kia đúng bằng tuổi các bạn hôm nay, và những liệt
sĩ ấy đã có “tuổi chết” nhiều hơn hẳn tuổi các bạn bây giờ đang sống. Nghĩ như
thế để có thể vừa kết nối tình cảm, ước mơ, rung động giữa những người có “tuổi
sống” bằng nhau nhưng nay đã thuộc về hai thế giới khác nhau, vừa bày tỏ niềm
kính trọng và tiếc thương những liệt sĩ đã từng sống, ước mơ, hy vọng… như
chúng ta đang sống hôm nay, nhưng rồi với họ, tất cả đã phải dừng lại. Và họ
chỉ còn được đếm hằng năm bằng “tuổi chết” – họ đã hy sinh bao nhiêu năm rồi?
Không
người lính nào muốn chết, nhưng người lính nào cũng hiểu và cảm thấy sâu sắc ý
nghĩa tối thượng của hai chữ “hy sinh”. Và họ đã chấp nhận “Nếu ai cũng tiếc
tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc”. Họ hồn nhiên và trong sáng. Nhưng họ đã sớm
có ý thức. Nhiều người trong số họ, khi hy sinh, vẫn tuyệt đối trong sáng và
hồn nhiên. Nhưng họ đã hy sinh với tinh thần trách nhiệm cao và nặng hơn độ
tuổi của họ. Các bạn thanh niên hôm nay có thể nhìn sâu hơn vào cách sống
“trong sáng, hồn nhiên, và không chỉ như thế” của các liệt sĩ chúng ta. Đó cũng
là cách để xác định và khẳng định thái độ sống cho mình ở một đất nước mà những
nguy cơ luôn rình rập, và sự hy sinh chưa bao giờ thôi ám ảnh những công dân
yêu nước thuộc nhiều thế hệ.
Noi
gương các anh hùng, liệt sĩ, những người trẻ Việt Nam yêu nước nên sống có ý
thức và tinh thần cảnh giác cao. Và cũng để sẻ chia, yêu thương, kính trọng
nhiều hơn những liệt sĩ của chúng ta trên các mặt trận. “Không một ai bị lãng
quên, không một một điều gì bị lãng quên ”, kể cả “tuổi sống” và “tuổi chết”
của các liệt sĩ, kể cả các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, dù ở đất liền, ở
biên giới hay trên các vùng biển đảo Việt Nam.
“Hỡi
các anh những linh hồn không tuổi
Hỡi
các mẹ các chị các em máu đã thấm vào lòng đất Việt
Để
ngàn năm còn mãi tự hào.
Xin
dâng hương những linh hồn bất tử
Ɲhư
tượng đài sừng sững giữa phong ba
Để
đời sau còn nghiêng mình cúi đầu trước những chiến công làm rạng rỡ Việt Ɲam.”
Sự
hy sinh của các Anh hùng liệt sĩ đã, đang và sẽ mãi được đền đáp tri ân, sẽ hóa
thân vào mỗi suy nghĩ, hành động thiết thực trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa của các thế hệ hôm nay và mai sau. Đó chính là tượng đài
được dựng lên bất tử trong trái tim mỗi chúng ta để “không ai bị lãng quên,
không điều gì bị lãng quên” trong quá khứ, hiện tại và tương lai./.
VPK
Đăng nhận xét