Hôm qua, ngày 17/7/2022, Bộ Công an đã chủ trì và phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khánh thành công trình tượng đài "Công an vì nhân dân phục vụ". Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962 - 20/7/2022).
Vị
trí tượng đài nằm sát tường rào Công viên Thống Nhất trên đường Trần Nhân Tông.
Tượng đài gồm 7 nhân vật, cao khoảng 7,2m. Chất liệu là ép đồng công nghệ mới.
Tuy
nhiên, xung quanh câu chuyện tượng đài này có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Có
người thì chê tượng xấu, bố cục không rõ ràng,... rồi thì nhiều người lại cho
rằng tốn tiền thuế của nhân dân. Rồi thì bọn khát nước cũng dùng những luận
điệu xuyên tạc để chống phá trong việc dựng tượng của chính quyền.
Trước
hết, có thể thấy rằng đây là tác phẩm điêu khắc thể hiện hình tượng chiến sĩ Cảnh
sát giao thông, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là biểu tượng
của sự dũng cảm, hy sinh vượt qua khó khăn, gian khổ trong cuộc chiến chống
“giặc lửa”, bảo vệ tài sản của nhân dân.
Liệu
có xứng đáng hay không? Hãy thử hỏi lúc trời mưa bão ngập lụt, hay trời nắng đổ
lửa, tắc đường thì ai là người ra chỉ dẫn phân luồng giao thông? Hay như đám
cháy lúc nửa đêm vẫn chỉ thấy những bóng áo xanh sẫm lao mình vào những khói
rực lửa, những con người mắt, mặt nhuốm đen xì chỉ còn đôi mắt lấp lánh khiến
người khác còn nhận ra. Có thể còn có những con sâu trong từng lực lượng nhưng
đừng chỉ nhìn vào những con sâu đó mà đánh giá quy chụp cả một lực lượng.
Bên
cạnh đó, mỗi người có một cách cảm nhận riêng, mỗi tác phẩm nghệ thuật không
phải lúc nào cũng dành trọn được toàn bộ sự yêu quý của người xem. Không phải
lúc nào nghệ thuật cũng tái hiện chính xác tuyệt đối thực tế đời sống. Cho nên,
dù không phản ánh tuyệt đối 100% nhưng mấy nét đặc trưng trên đã
"toát" lên niềm tự hào về người Cảnh sát nhân dân rồi.
Có
thể thấy việc xây dựng tượng đài này còn để nhắc nhở cho quần chúng nhân dân ý
thức hơn trong việc tham giao thông và ý thức trong việc PCCC.
Đăng nhận xét