Người dân cả xã Xuân Liên (Hà Tĩnh) rủ nhau đi sang nước ngoài xuất khẩu lao động với ước mơ đổi đời. Sau nhiều năm, ước mơ của nhiều người trong số đó đã trở thành hiện thực. Song cũng không ít người trắng tay, gia đình tan vỡ
Những đứa trẻ lớn lên trong nhà bạc tỷ, không biết mặt mẹ cha
Làng xuất khẩu Xuân Liên những năm gần đây "phất" lên trông thấy sau khi làn sóng xuất khẩu lao động sang nước ngoài rầm rộ. Nhà cửa đồ sộ mọc san sát, xe ô tô, xe máy đắt tiền ngày một nhiều. Nhiều người nhìn vào đó để ao ước, phấn đấu để đạt được.
Nhưng như lời ông Hoàng Văn Cát, Bí thư đảng ủy xã Xuân Liên chia sẻ, sự giàu lên trông thấy của việc đi xuất khẩu lao động cũng nảy sinh ra những chuyện khiến không ít người xót xa.

Nhiều cặp vợ chồng dắt nhau đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Con cái sinh ra được vài tháng, cứng cáp là để lại cho ông bà nuôi rồi lên đường xa xứ làm ăn.
Những căn nhà đồ sộ mọc lên nhờ tiền đi xuất khẩu lao động.
Bế người cháu nhỏ trong tay, bà Đồng (thôn Cam Lâm, xã Xuân Liên) chia sẻ với chúng tôi rằng, khu vực bà đang sống giờ chỉ còn các người già lớn tuổi và trẻ nhỏ ở nhà. Các lao động chính, thanh niên đều đã ra nước ngoài. Bà là một trong số rất nhiều ông bà ở nhà trông cháu cho các cho đi làm ăn xa.
"Có gia đình bố mẹ đi làm ăn từ khi con con chưa được một tuổi, đi mấy năm mới về. Hàng tháng bố mẹ đều gửi tiền về cho ông bà chăm sóc", bà Đồng chia sẻ.
Tiếp câu chuyện, ông Cát cho hay, ở xã này nhiều người đi xuất khẩu đều đã lập gia đình và đã có con. Họ để lại cho ông bà, nhiều năm mới về, vì vậy trẻ lớn lên trong vòng tay ông bà mà thiếu đi tình thương cha mẹ.
"Số gia đình để con em ở nhà rồi sang nước ngoài làm việc rất nhiều, đặc biệt là các cháu nhỏ. Hàng tháng họ gửi tiền về cho ông bà chăm sóc con. Có trường hợp, ngày rời Việt Nam, mẹ khóc hết nước mắt vì thương con còn quá nhỏ, nhưng rồi cũng đành phải chấp nhận xa con, tha phương vì cuộc sống mưu sinh.
Để bù đắp cho các con, những ông bố, bà mẹ xa quê thường mua sắm rất nhiều thứ cho con mình như sữa ngoại, đồ chơi ngoại.
Theo lời ông Cát, ở xã này chuyện các cặp vợ chồng để lại con nhỏ sang nước ngoài làm việc rất nhiều.
Các em được chăm lo đầy đủ về vật chất, duy chỉ có một điều là thiếu đi vòng tay chăm sóc trực tiếp từ người bố, người mẹ của mình. Ở đây, mỗi lúc các trường mầm non, tiểu học tan lớp, các cháu nhỏ đều được các bà các ông đón về, ít cháu có bố mẹ đến đón", ông Cát chia sẻ. Có những cháu nhỏ lớn lên trong ngôi nhà khang trang nhưng lại chẳng nhớ nổi mặt mẹ cha.
Cũng có không ít những căn nhà hàng trăm triệu, thậm chí là tiền tỷ nhưng quanh năm hiu quạnh, không ai ở. Bởi chủ nhà còn đang tận trời tây, họ kiếm được tiền rồi về nước xây nhà xong lại quay lại.
Xuân Liên không thiếu những ngôi nhà làm từ tiền xuất khẩu, xong chủ nhà tiếp tục đi nước ngôi nhà đóng cửa nhiều năm không ai ở.
Ít ai biết rằng, trong hàng ngàn người đi nước ngoài lao động, vẫn có nhiều trường hợp thiếu may mắn, gánh trên mình những món nợ khổng lồ.
Ở Xuân Liên nói riêng, ở Nghi Xuân nói chung nhiều gia đình nghèo khó cũng liều mình vay nợ ngân hàng số tiền hàng trăm triệu đồng.
Nhưng có trường hợp, hàng trăm triệu đồng ấy, rơi vào tay những đối tượng được gọi là "cò" là "môi giới", giấc mơ làm giàu đã tắt khi con em họ chưa đặt chân tới nơi mong muốn được đến.
Mong muốn có những căn nhà khang trang, nhiều gia đình không may mắn khi giấc mơ xuất khẩu trời Âu tan vỡ, còng lưng trả món nợ hàng trăm triệu.
Và rồi, vốn đã nghèo, nay gánh thêm khoản nợ khổng lồ, cuộc sống của các gia đình ấy lại thêm phần cơ cực. May mắn hơn những người bị môi giới lừa, một số người đi xuất khẩu sang được bên đó nhưng công việc không thuận lợi, họ đành trốn ra ngoài, nhưng chưa kịp làm gì đã bị cảnh sát bắt giữ. Để có thể về nước, gia đình họ phải chuyển số tiền hàng trăm triệu sang nộp phạt.
"Có những trường hợp, sang làm việc được một thời gian, con em gặp nạn, mất sức lao động phải trở về nước khi nợ chưa trả xong. Buồn hơn, có những trường hợp gặp nạn, phải bỏ mạng nơi xứ người.
Đi nước ngoài cũng là một canh bạc, cần sự may mắn chứ không phải cứ sang là làm giàu được.
Người nào vận đen thì gia đình đó rơi vào bước đường cùng luôn. Ở huyện này, có rất nhiều người rơi nước mắt vì những chuyện này, con mất nơi xứ người, nhà nghèo nay số nợ hàng trăm triệu đồng không thể trả nổi, cũng tội lắm", ông Cát chia sẻ.
Đằng sau những con số "biết nói" về hiệu quả kinh tế mà nhiều người bỏ lại con cái ra đi để mong đổi đời, nhiều gia đình đã không thể sum vầy với nhau.
Làm ngày, làm đêm, phía sau tờ đô gửi về là nước mắt
"Đài Loan là giấc mơ có thật" của Hoàn (29 tuổi, trú tại Nghi Xuân), giấc mơ ấy của nam thanh niên là đặt chân sang miền đất này để làm việc, kiếm tiền.
Xuất khẩu lao động sẽ còn tiếp diễn và những rủi ro dù đã nhìn thấy trước mắt nhưng nhiều người vẫn sẽ chấp nhận đánh đổi.

Đăng nhận xét

 
Top