Những năm qua,
mỗi khi cơ quan chức năng của Việt Nam tiến hành bắt giữ những người lợi dụng
quyền tự do, dân chủ có hành vi vi phạm pháp luật, chống phá Đảng và Nhà nước
thì lập tức Tổ chức theo dõi nhân quyền HUMAN RIGHTS WATCH (HRW, tổ chức phi
chính phủ nghiên cứu về và cổ vũ cho nhân quyền, được thành lập năm 1978, có
trụ sở tại New York, Hoa Kỳ) lại đưa ra những chỉ trích, cáo buộc chính quyền
Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Chúng gán cho những đối tượng bị bắt một
"nhãn mác" rất to, rất đẹp: “Nhà dân chủ”, "người bất đồng chính
kiến" để dựa vào đó vu cáo, "lên án" Đảng và Nhà nước ta vi phạm
dân chủ, nhân quyền rồi đưa ra những "đòi hỏi" phi lý, lố bịch,
"yêu cầu" chính quyền phải thực hiện.
Gần đây nhất, khi NGUYỄN QUỐC ĐỨC VƯỢNG (Facebooker Vượng
Nguyễn) bị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng bắt tạm giam để điều tra và
khởi tố về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam" (theo Điều
117, Bộ luật Hình sự) thì chúng lại nhanh chóng thể hiện sự “quan tâm”, “trách
nhiệm” với bầy đàn của mình bằng cách lên tiếng, "yêu cầu" chính
quyền Việt Nam "cần ngay lập tức phóng thích" và "hủy bỏ mọi cáo
buộc" đối với Nguyễn Quốc Đức Vượng.
Nhưng nực cười thay, trách nhiệm đó, sự quan tâm đó lại hết
sức phi lý, đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật của Việt
Nam không muốn nói can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam... Mặc dù to mồm
"kêu gọi trả tự do Nguyễn Quốc Đức Vượng" nhưng HRW lại không hề đưa
ra được bất cứ một lý do chính đáng hay có tính thuyết phục nào mà các
"yêu cầu" đó chỉ nhuốm màu can thiệp vào công việc nội bộ của nước
khác, cụ thể như tuyên bố: "Chính quyền Việt Nam nghĩ rằng có thể dập tắt
tiếng nói của Nguyễn Quốc Đức Vượng bằng cách bắt giữ anh về hành vi bày tỏ ý
kiến trên Facebook. Nhưng việc đó chỉ gây nhiều sự chú ý hơn tới các quan điểm
của anh, và tới những nỗ lực đè nén nhằm kiểm duyệt thông tin trên mạng của
chính quyền Việt Nam”...
Nếu từng theo dõi những lần lên tiếng trước đó của HRW chắc
hẳn chúng ta sẽ thấy ngay thực tế: Mỗi lần "ăn vạ bầy đàn" của HRW
không có nhiều sự khác biệt và lần này cũng vậy, thực chất đó chỉ là những lời
sáo rỗng, thể hiện bản chất ngu dốt xưa cũ của chúng. Bởi, sự thật vì sao
Nguyễn Quốc Đức Vượng bị bắt thì ai cũng hiểu rõ trong khi Bộ luật Hình sự năm
2015 ra đời trước Luật An ninh mạng đã cụ thể hóa khá đầy đủ hành vi lợi dụng
không gian mạng để làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam thì HRW lại công khai và phủ
nhận điều đó. HRW cho rằng việc một số đối tượng bị bắt thời gian gần đây trong
đó có Nguyễn Quốc Đức Vượng có liên quan mật thiết đến sự ra đời của Luật An
ninh mạng, do các đối tượng này đã "bày tỏ ý kiến" trên Facebook cá
nhân... chứ không biết hay cố tính không biết tội danh này được quy định tại
điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ
ngày 01/01/2018. Nguyễn Quốc Đức Vượng đã sử dụng mạng xã hội để tán phát tài
liệu, tuyên truyền xuyên tạc nhằm bôi nhọ, nói xấu chế độ, xúc phạm Chủ tịch Hồ
Chí Minh, chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam, đồng thời cổ súy cho các hành vi
khôi phục lập lại chế độ VNCH... Như vậy, Nguyễn Quốc Đức Vượng bị bắt vì phạm
tội theo quy định Bộ luật Hình sự, chứ không phải vì “bày tỏ ý kiến trên
Facebook” như theo lời của HRW.
Mặc khác, có thể thấy những cá nhân là công dân Việt Nam,
vi phạm những quy định pháp luật của Việt Nam và bị pháp luật Việt Nam trừng
trị; đó là những điều hết sức bình thường, đặc biệt trong số đó phần lớn là
những người vi phạm những tội nghiêm trọng về an ninh quốc gia, ảnh hưởng trực
tiếp đến độc lập chủ quyền của đất nước. Bất cứ công dân nào cũng phải tuân thủ
Hiến pháp và pháp luật. Việc cơ quan chức năng xử lý những cá nhân vi phạm theo
quy định pháp luật Việt Nam là rất cần thiết để duy trì kỷ cương, trật tự pháp
luật; không ảnh hưởng và can thiệp đến lợi ích của bất cứ cá nhân hay tổ chức
nước ngoài nào.
Vì thế, HRW không có lý do gì để can thiệp vào việc này và tự
cho mình cái quyền giám sát nhân quyền các nước và cố tình bới móc những vấn đề
mang tính nội bộ của một quốc gia như việc Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng,
là một động thái “bất lịch sự”. Cũng như những lần "kêu gào",
"khóc thuê" cho bầy "rận chủ" trước đây; với lần lên tiếng
này, chẳng những HRW không tác động được đến "thái độ" của chính
quyền Việt Nam mà lại càng làm cho mọi người coi thường tổ chức này hơn.
Có thể nói Tổ chức theo dõi nhân quyền HRW là "con
rối" đội lốt nhân quyền phục vụ mục đích chính trị, chuyên can thiệp vào
công việc nội bộ và gây bất ổn về chính trị của một quốc gia có độc lập chủ
quyền, trong khi đó tại một số nước phát triển hàng đầu thế giới (trả tiền để
duy trì hoạt động cho tổ chức này) vẫn còn nhiều vấn đề về dân chủ, nhân quyền
thì tổ chức này lại lơ là, coi như không biết.
Th./.
Đăng nhận xét