Một số đối tượng còn triệt để sử dụng “truyền thông đen”, mạng xã hội và các KOLs để phát tán thông tin bịa đặt, xuyên tạc, tin giả, tin sai sự thật; đăng tải thông tin sai lệch thu hút nhiều tài khoản mạng của phần tử xấu tuyên truyền xuyên tạc, kích động…, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Cổ súy thông tin tiêu
cực
Một trong số đó phải
kể đến tình trạng các nhà báo thiết lập tài khoản mạng xã hội để “sáng viết
báo, chiều viết Facebook” diễn biến phức tạp. Bằng ngòi bút sắc bén, các bài
báo của họ thu hút được một lượng lớn người tham gia.
Tuy nhiên, một số đã
biến tài khoản cá nhân làm nơi “xuất bản” các thông tin nhạy cảm, trái với tôn
chỉ, mục đích báo chí. Nhưng lợi dụng điều này, một số phóng viên đã liên kết
với nhau, liên kết với các KOLs phát tán các thông tin ảnh hưởng nghiêm trọng
đến uy tín của các đồng chí lãnh đạo cao cấp, hoạt động của chính quyền các cấp
(như trường hợp Trương Châu Hữu Danh).
Không dừng lại đó, một
số đối tượng còn sử dụng ảnh hưởng trên không gian mạng để ký các “hợp đồng
truyền thông”, ký “hợp đồng tư vấn pháp luật” để sử dụng hệ thống kênh thông
tin của KOLs phát tán thông tin, gây áp lực với chính quyền các địa phương; các
bộ, ban, ngành để giải quyết, xử lý các vụ việc theo hướng có lợi cho các đối
tác. Đáng chú ý, số đối tượng thường xuyên liên kết với nhau để tìm kiếm sai
phạm, sơ hở của cơ quan, doanh nghiệp để viết bài “khều”, “đếm tầng” buộc các
doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng truyền thông theo hướng “sáng đăng, trưa gặp,
chiều gỡ”.
Một số KOLs cực đoan,
quá khích còn lợi dụng ảnh hưởng trên không gian mạng từ các trang mạng xã hội
có hàng trăm nghìn lượt theo dõi của mình để biến thành những “tờ báo riêng”;
tự do đưa ra các quan điểm; tuyên truyền phá hoại tư tưởng, kích động biểu
tình, tập hợp lực lượng chống Đảng và Nhà nước.
Trong số đó đáng buồn
là có cả những văn nghệ sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo cực đoan, quá khích, cơ
hội chính trị và đối tượng chống đối. Những người này đã sử dụng các tài khoản
xã hội với lượng theo dõi lớn của mình vào hoạt động tuyên truyền, phá hoại về
tư tưởng; công khai phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lên nin; đòi cải cách hệ thống
chính trị theo hướng “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền, phân lập”, cố suý xây
dựng “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây. Cùng với đó, phát tán các kiến
nghị, thư ngỏ có nội dung xấu, lôi kéo hàng nghìn người tham gia.
Một số còn phối hợp
với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, trong số đó có cả những đối tượng cơ
hội chính trị, đối tượng phản động trong nước để tiến hành các buổi “hội luận”,
“tọa đàm bàn tròn”, “hội thảo” trực tuyến về các chủ đề chính trị, kinh tế, xã
hội, nhằm phản đối chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các vấn đề
dân sinh, dân quyền, môi trường… Đây là những chiêu trò đặc biệt nguy hiểm. Một
số đối tượng có hoạt động vi phạm pháp luật đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều
tra theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Xử lý nghiêm các hành
vi sai phạm
Ngày 14/4, Cơ quan An
ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can,
lệnh tạm giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân" quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự, đối
với Đặng Như Quỳnh, là KOLs nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook.
Trước đó, ngày 12/4,
Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao tiến hành bắt khẩn cấp Đặng Như Quỳnh là đối tượng
thực hiện có hành vi phạm tội quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự (Tội Lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân).
Đặng Như Quỳnh
(SN1980, nơi ở phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) đã có hành vi
đăng tải các thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội Facebook có hàm ý
một số cá nhân là đại diện của các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán
sắp bị bắt, xử lý hình sự, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán,
làm thiệt hại về kinh tế, uy tín của tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư.
Sau khi Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao phê chuẩn, các Quyết định, Lệnh nêu trên đã được thi hành. Cơ
quan An ninh điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra, giải quyết vụ án và khuyến
cáo người dân không nghe theo, tiếp tay, lan tỏa những thông tin chưa được kiểm
chứng.
Trước đó, Công an các
địa phương đã xử lý hình sự nhiều KOLs là số đối tượng “Giang hồ mạng” như Ngô
Bá Khá (Khá “bảnh”); Trần Đình Sang (Đình Sang và Những người bạn); Nguyễn Văn
Dũng (Dũng “trọc” Hà Đông); Dương Minh Tuyền (Dương Minh Tuyền, Tuyền Mốc)…
Ngày 21/5/2021, TAND
TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) tuyên phạt Nguyễn Văn Dũng (52 tuổi, trú tại quận
Nam Từ Liêm, Hà Nội) 42 tháng tù giam về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy, quy định tại Điều 255, Bộ luật Hình sự năm 2015. Dũng “trọc” tên thật là
Nguyễn Văn Dũng (52 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội).
Năm 2013, Dũng “trọc”
vướng vòng lao lý với 24 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng. Sau khi ra
tù, Dũng “trọc” trở thành “hiện tượng mạng xã hội”. Trang Facebook cá nhân của
người đàn ông này thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi với những hình ảnh phản
cảm như khoe hình xăm, đeo dây chuyền, nhẫn vàng và luôn miệng chửi bới, dọa
nạt đối thủ.
Ngoài ra, Cục An ninh
mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao còn phối hợp với Công an
các địa phương xử phạt vi phạm hành chính nhiều KOLs đưa tin giả, phát ngôn gây
chia rẽ không phù hợp với thuần phong, mỹ tục. Đồng thời, phê phán lệch chuẩn,
cực đoan, quá khích của nhiều KOLs có những ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Ngoài hành vi vi phạm
bị xử lý theo quy định của pháp luật, một số hành vi sai phạm của một số KOLs
thiếu trách nhiệm cũng bị chính cộng đồng mạng tẩy chay. Một số nhóm anti, sau
khi một số hiện tượng KOLs từ sự “nổi tiếng” trên không gian mạng có thu nhập
khủng, từ những nội dung nhảm nhí, vô bổ thường xuyên khoe khoang cuộc sống xa
hoa, vật chất…, tạo ra góc nhìn lệch lạc của một bộ phận giới trẻ về sùng bái
lối sống vật chất…
Theo lãnh đạo Cục An
ninh Chính trị nội bộ thì không khó để nhận ra “chân tướng” cũng như chiêu trò
của các “nhà” tự xưng để có thể phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai. Song
cách tốt nhất để “tẩy chay” này có lẽ là việc cộng đồng mạng cần phải thẳng
thắn đấu tranh với những đối tượng có hành vi lệch chuẩn; đi ngược lại lợi ích
của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc. Đồng thời, thẳng thắn với những cá nhân
có biểu hiện dao động, bị lôi kéo, dụ dỗ. Từ đó, bảo vệ môi trường văn hoá tư
tưởng, lành mạnh, nhất là trên không gian mạng phải bắt đầu từ việc làm mang
tinh thần xây dựng, theo phương châm lấy xây để chống…
Hiện nay, hành vi đăng
tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội vi phạm điểm e, khoản 1, Điều 5,
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng. Tuỳ theo tính chất và mức độ hành vi này có thể bị xử phạt
tối đa 30 triệu đồng theo quy định tại Điều 101, 102, Nghị định số
15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong
lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và
giao dịch điện tử. Thậm chí, hành vi vi phạm này có thể bị xử lý hình sự, Điều
288, Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định với khung hình phạt cao nhất là bị phạt
tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng; hoặc phạt tù từ 2-7 năm.
Thực tế cho thấy, ở
Việt Nam đã và đang có rất nhiều KOLs có trách nhiệm. Họ sử dụng danh tiếng, uy
tín và hình ảnh của mình để góp phần định hướng dư luận; vận động người dân ủng
hộ đồng thuận với các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Trong số đó có thể kể đến các nghệ sỹ như Xuân Bắc, Tự Long, Minh Vương…
Nghị định xử lý vi
phạm hành chính quy định chế tài xử phạt ở mức thấp; nghệ sỹ, hoa hậu vi phạm
pháp luật không bị “cấm biểu diễn”, “cấm sóng” nên chưa đủ sức răn đe, ngăn
chặn, nhất là đối với số nghệ sỹ hoạt động nghệ thuật tự do; các công ty tổ
chức thi hoa hậu, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, quảng cáo... Trong khi
đặc thù của hoạt động nghệ thuật, việc xử phạt vi phạm hành chính làm cho họ
được nhiều người quan tâm; nhất là các cá nhân, tổ chức nước ngoài và lượng
“view” tăng lên và trở nên nổi tiếng hơn.
Trao đổi với chúng
tôi, một cán bộ Cục An ninh Chính trị Nội bộ cho biết: Để đấu tranh hiệu quả
với hoạt động sử dụng Internet đã đến lúc phải thực hiện kiên quyết, triệt để
hơn các quy định của pháp luật về quản lý mạng xã hội; xử lý các hành vi vu
khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Trong đó, cần xử lý nghiêm
minh, xét xử công khai và có hình phạt thích đáng để làm gương với những hành
vi tội phạm có tổ chức, có quy mô rộng, thời gian kéo dài.
Vì thế, để quản lý các
phát ngôn của các KOLs, cần phải xây dựng quy chế tổng thể để phối hợp quản lý
người có ảnh hưởng. Cụ thể, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần tăng cường công
tác quản lý văn nghệ sỹ; đặc biệt là các quyền lực showbiz chi phối, đăng tải
nhiều thông tin, hình ảnh thiếu văn hoá, thiếu chuẩn mực đạo đức đã tác động
đến nhận thức, hành vi của giới trẻ, thậm chí phá hoại đường lối chính sách văn
hoá, nghệ thuật, giải trí của Nhà nước. Bộ Công Thương cần quản lý các văn nghệ
sĩ có những quảng cáo, bán các sản phẩm kém chất lượng, vi phạm pháp luật khác…
Tổng cục Thuế cần tăng
cường quản lý thu nhập, cát xê của các KOLs nhằm ngăn chặn hành vi trốn thuế và
gia tăng mức phạt đối với hành vi trốn thuế lần đầu. Các cơ quan truyền hình,
thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền, lên án, phê phán sự lệch chuẩn, cực
đoan, quá khích của những KOLs có những tác động xấu.
Với các tổ chức làm
việc với google, Facebook ở các cấp độ khác nhau để thúc đẩy thực hiện các yêu
cầu quản lý Nhà nước; yêu cầu google, Facebook gỡ bỏ/ xoá các tài khoản, trang
nhóm, kênh của các KOLs phát tán nội dung vi phạm pháp luật.
Đăng nhận xét