Ngày 07/4/2022, Liên hợp quốc đã họp, bỏ phiếu và quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Việt Nam là 1/24 quốc gia bỏ phiếu chống. Các quốc gia bỏ phiếu thuận phần lớn là đồng minh của Mỹ. So với các cuộc bỏ phiếu chống Nga lần trước tại Đại hội đồng LHQ, lần này có sự phân cực rõ khi số quốc gia không đồng tình với nghị quyết của Đại hội đồng tăng mạnh.
NGA
RÚT KHỎI HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC.
Nghị
quyết kêu gọi đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên
Hợp Quốc (LHQ) nhận được 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng.
Đại
hội đồng LHQ ngày 07/4/2022 đã quyết định đình chỉ tư
cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền do tình hình chiến sự ở
Ukraine, sau khi 93 nước tham gia phiên bỏ phiếu ủng hộ hành động này, 24 nước
bỏ phiếu phản đối và 58 quốc gia bỏ phiếu trắng.
Đại
sứ Ukraine tại LHQ Sergiy Kyslytsy, người đầu tiên phát biểu trước cuộc bỏ
phiếu, gọi việc đình chỉ Nga "không phải là một lựa chọn, mà là một nghĩa
vụ". Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã "cảm ơn" tất cả những
nước bỏ phiếu ủng hộ.
Trong
khi đó, đại diện Nga cho rằng phiên bỏ phiếu tạo ra một tiền lệ nguy hiểm. Phía
Nga cũng lấy làm tiếc khi Đại hội đồng LHQ đưa ra quyết định trên, đồng thời
khẳng định Moscow sẽ tiếp tục bảo vệ lợi ích cốt lõi của họ bằng mọi cách.
Kết
quả của cuộc bỏ phiếu này không loại trừ lập tức Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền
tuy nhiên Phó đại sứ Nga tại LHQ Gennady Kuzmin tuyên bố Moscow đã quyết định
rút hoàn toàn khỏi Hội đồng Nhân quyền vì cuộc bỏ phiếu là "bước đi bất
hợp pháp và có động cơ chính trị". Phiên bỏ phiếu được tiến hành sau khi
Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga chịu trách nhiệm cho hàng trăm dân thường
thiệt mạng ở thị trấn Bucha, gần Kiev còn Moscow khẳng định tình huống ở Bucha
chỉ là một màn kịch do Kiev tạo ra. Hiện chưa có bất cứ cuộc điều tra độc lập
nào được tiến hành để xác minh sự cố ở Bucha. Nguyên nhân, thời điểm và vị trí
tử vong của các thi thể chưa được làm rõ.
Nên
nhớ năm 2018, cũng chính Mỹ đã tự rời Hội đồng Nhân quyền do không đồng ý sự
chỉ trích từ các thành viên khác trong Hội đồng Nhân quyền nhắm vào Israel,
quốc gia mà Washington coi là đồng minh chủ chốt của mình ở Trung Đông. Đại sứ
Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley phỉ báng cơ quan này là một "tổ chức đạo
đức giả" và "một tập đoàn của sự thiên vị chính trị." tạo ra
"một sự nhạo báng về quyền con người./.
Đăng nhận xét