1. Lượng bom Mỹ ném xuống Việt Nam trong cả cuộc chiến là 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các nước đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ II và tương đương sức công phá của 250 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản.
2.
Tính bình quân mỗi người Việt Nam thời đó phải chịu đựng trên dưới 250 kg bom
của Mỹ.
3.
Nếu tính cả bom, đạn dùng trên mặt đất (lựu đạn, mìn, đạn pháo, chất nổ...) thì
Mỹ đã dùng tổng cộng trên 15,35 triệu tấn bom đạn ở Việt Nam. Kết cấu hạ tầng ở
cả hai miền Việt Nam bị phá hủy nặng nề. Sau chiến tranh, Việt Nam là một trong
những nước có tình trạng ô nhiễm bom, mìn nặng nề nhất trên thế giới. Gần
800.000 tấn bom mìn chưa phát nổ còn sót lại trong lòng đất vẫn tiếp tục gây
tai nạn, làm hơn 42.000 người chết, 62.000 người bị thương từ 1975 đến 2014,
gây ô nhiễm 6,6 triệu ha đất (chiếm gần 18% diện tích Việt Nam), khiến chính
phủ Việt Nam phải chi mỗi năm khoảng 100 triệu USD để khắc phục hậu quả bom
mìn.
4.
Chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ở Việt Nam là một chiến tranh ác liệt với
quy mô lớn kéo dài gần 20 năm. Đây cũng là lần đầu tiên, hậu quả tàn khốc của
vũ khí chiến tranh được xuất hiện trên sóng TV trực tiếp của các nước tiên
tiến.
5.
Chỉ tính riêng trong 81 ngày đêm ngắn ngủi giao tranh xảy ra ở Quảng Trị, báo
chí nước ngoài đã thống kê, Thành cổ Quảng Trị đã hứng chịu 328.000 tấn bom
đạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống
Hirosima và Nagasaki hồi Chiến tranh thế giới thứ II.
6.
Đế quốc Mỹ đã áp dụng hầu hết các vũ khí tân tiến nhất thời điểm đó (chỉ trừ vũ
khí hạt nhân). Một loạt các loại vũ khí đã được sử dụng bởi các quân đội khác
nhau hoạt động trong Chiến tranh ở Việt Nam, bao gồm quân đội của Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa (Quân đội Nhân dân Việt Nam) và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam (Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam); tất cả các đơn vị của quân
đội Mỹ; các đồng minh của mỹ là Quân lực ng.ụy Sài Gòn, Hàn Quốc, Australia,
New Zealand, Thái Lan và Philippines...
7.
Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam có ít binh sĩ
và vũ khí hơn, trong khi đó Quân đội Mỹ được trang bị vũ khí hiện đại bậc nhất
thế giới. Ở thời kỳ cao điểm năm 1968, quân Mỹ và đồng minh có số lượng quân sĩ
gấp bốn lần và gấp hàng chục lần về thiết bị vũ khí. Ngay cả ở thời điểm cuối
năm 1975, khi Mỹ đã rút quân về nước, họ vẫn trang bị cho quân ng.ụy Sài Gòn
mạnh gấp 2 lần về quân số và gấp vài lần về trang bị so với Quân đội Nhân dân
Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, chiến thắng chung
cuộc lại thuộc về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam, bên yếu thế hơn nhiều về quân sự. Đây là điều để lại nhiều bài
học về chiến lược chính trị và quân sự cho các nhà nghiên cứu, các tướng lĩnh
quân sự sau này.
Trong
cuộc chiến tranh phá hoại ở Việt Nam của Đế quốc Mỹ, khả năng tác chiến công
nghệ cao của không quân và hải quân là ưu thế chính của Mỹ, ở thời kỳ cao điểm
Mỹ đã huy động 60% không quân và 40% hải quân để tham chiến ở Việt Nam. Phía
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Liên Xô viện trợ cho một số vũ khí như MiG-21 và
SAM-2 để chống lại, nhưng số lượng khá ít và đây cũng không phải là những vũ
khí hiện đại nhất của Liên Xô khi đó. Tuy nhiên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
sáng tạo ra những chiến thuật mới, phát huy hiệu quả số lượng trang bị ít ỏi
của mình. Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Conwell viết: “Lực lượng phòng không
của Việt Nam là thứ đáng sợ nhất và hoàn chỉnh nhất mà những phi công Mỹ đã
từng gặp” Đại tá James G. Zumwalt nhận xét: “Đối với nhiều người Việt Nam, cuộc
chiến với Mỹ là một ván cờ. Mỗi khi người Mỹ tung ra nước đi khó bằng cách áp
dụng công nghệ mới vào chiến trường, phía Việt Nam lại sử dụng sự khéo léo để
đáp trả”.
8.
Tổng cộng trong 20 năm, Mỹ đã huy động vào cuộc chiến tranh này 6,6 triệu lượt
quân nhân Mỹ (chiếm 15% nam thanh niên toàn nước Mỹ) – vào thời điểm cao nhất
(năm 1968–1969) có tới 628.000 quân Mỹ hiện diện trên chiến trường – bằng tổng
số lục quân của cả năm nước Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Canada, Australia và chiếm
70% tổng số lực lượng lục quân Mỹ lúc bấy giờ, với những sư đoàn thiện chiến
nhất như Kỵ binh bay, Tia chớp nhiệt đới, Anh cả đỏ, Thuỷ quân lục chiến… Cùng
với lục quân, Mỹ huy động 60% không quân chiến lược, chiến thuật với 2.300 máy
bay, trong đó có 46% pháo đài bay B-52 với hơn 200 chiếc, 42% lực lượng hải
quân với hàng trăm tàu chiến trong đó có 15/18 hàng không mẫu hạm, tuần dương
hạm, 3.000 xe tăng - xe thiết giáp; 2.000 khẩu pháo hạng nặng từ 120 đến 175mm.
Ngoài ra, Mỹ đã đổ tiền của xây dựng Quân lực ng.ụy Sai Gòn với trang bị 1.800
máy bay, 2.000 xe tăng – thiết giáp, 1.500 khẩu pháo, 2 triệu khẩu súng các
loại, 50.000 xe cơ giới quân sự, hàng trăm tàu, thuyền chiến đấu.
9.
Các vụ hãm hiếp phụ nữ do lính Mỹ và đồng minh thực hiện diễn ra rất thường
xuyên trong chiến tranh và ít khi bị trừng phạt, nếu bị xử thì cũng rất nhẹ, và
đặc biệt Mỹ đã đem loại văn hóa hưởng thụ và trụy lạc thừa thải vào Việt Nam,
tiếp tục phát triển cái gọi là "Hòn Ngọc Viễn Đông" giả tạo và lớp
phụ nữ trẻ theo chế độ tay sai làm gái điếm lên tới hơn nửa triệu người, điều
trơ trẽn, đáng xấu hổ nhất là phụ nữ theo chế độ ng.ụy Sài Gòn lúc ấy rất tự
hào "Làm mẹ thế giới" với sản phẩm cho ra là gần 150.000 con lai !
Hiện
nay có hơn hàng vạn nạn nhân chất độc hóa học tại Việt Nam. Một nửa diện tích
rừng của Việt Nam bị phá hủy. Mỹ đã rải ở miền Nam Việt Nam 45.260 tấn (khoảng
80 triệu lít) chất độc hóa học, sự tàn phá môi trường do Mỹ gây ra lớn đến mức
đã khai sinh một từ tiếng Anh mới "Ecocide" - Thuốc hủy diệt sinh
thái.
10.
Quân lực ng.ụy Sài Gòn là một quân đội hiện đại, tốn kém, đòi hỏi kinh phí hoạt
động gần 3 tỷ USD Mỹ mỗi năm. Nền kinh kế ng.ụy Sài Gòn không thể cáng đáng
được kinh phí này, nên ng.ụy Sài Gòn đã gần như phải dựa hoàn toàn vào viện trợ
kinh tế của Mỹ để có thể thực hiện phòng thủ quốc gia. Khi Mỹ giảm viện trợ
xuống còn 1,1 tỷ USD vào năm 1974, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng với lạm phát
ở mức 200%, Quân lực ng.ụy không còn đủ kinh phí hoạt động, tình trạng thiếu
đạn dược, vũ khí, xăng dầu đã dẫn đến hỏa lực yếu và giảm tính cơ động.
Đăng nhận xét