Phương Tây đã từng bước phục hoạt chủ nghĩa phát-xít ở Ukraina bằng Maidan 1 (2004) và Maidan 2 (2014). Nếu Putin không làm gì đó, Maidan 3 rất có thể sẽ đưa bọn phát-xít lên nắm chính quyền Kiev.
1. Hàng
loạt chính sách xuyên tạc lịch sử, tôn vinh chủ nghĩa phát-xít
Sau
khi lên nắm quyền ở Ukraina từ chính biến Euromaidan 2014, một trong những việc
đầu tiên mà tiên mà phe Maidan làm là bỏ Ngày lễ cấp quốc gia là “Ngày Chiến
thắng 9/5”, với ý nghĩa là ngày kết thúc cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của
nhân dân Liên bang Xô viết (09/5/1945) và đổi nó thành “Ngày tưởng niệm các nạn
nhân của quân Liên Xô xâm lược”.
Sau
đó chính quyền Maidan của Ukraina tiếp tục tôn vinh chủ nghĩa phát-xít bằng
cách ấn định ngày 14/10, ngày Stepan Bandera – nhà dân tộc chủ nghĩa khét tiếng
với chính sách khủng bố người Do Thái – thành lập UPA là “Ngày bảo vệ Tổ quốc”
(thay cho ngày thành lập Quân đội Liên Xô 23/02).
Đến
ngày 09/4/2015, Quốc hội Ukraina đã ban hành luật 2538-1 về quy chế pháp lý và
tôn vinh những người đã tham gia các tổ chức chống chính quyền Xô Viết từng tồn
tại trên lãnh thổ Ukraina là “chiến sỹ đấu tranh vì độc lập của Ukraina” trong
thế kỷ 20, mà nhiều tổ chức trong số đó là đồng minh của Đức Quốc xã.
Danh
sách này gồm có: Quân đội Cộng hòa Nhân dân Ukraina (UNR), Cộng hòa nhân dân
miền Tây Ukraina (ZUNR), Karpatskaia Sech, Tổ chức quân sự Ukraina (UVO), Tổ
chức dân tộc Ukraina (OUN), Hội đồng giải phóng Ukraina, Nhóm Ukraina-Helsinky
và tất nhiên là có cả Quân đội khởi nghĩa Ukraina UPA của Bandera.
Cùng
ngày 09/4/2015, Quốc hội Ukraina cũng đã thông qua luật về việc lên án và cấm
tuyên truyền quảng bá tư tưởng và các biểu tượng của chủ nghĩa Cộng sản, tuyên
bố chế độ Cộng sản tồn tại ở Ukraina đến năm 1991 là tội phạm khủng bố nhà
nước.
Các
chính trị gia, gồm cả nguyên thủ quốc gia Ukraina, cũng thường xuyên tuyên
tuyền cho giới trẻ bằng những phán xét xằng bậy về lịch sử, những tuyên ngôn
bôi nhọ quá khứ của Liên bang Xô viết.
Điển
hình là Thủ tướng Ukraina Arseny Yatsenyuk. Ông này thản nhiên xuyên tạc lịch
sử, coi rẻ xương máu của những chiến sĩ của các nước cộng hòa thuộc Liên bang
Xô viết – trong đó có những người con Ukraina – đã hy sinh để bảo vệ Liên Xô,
đánh bại quân Đức, bảo vệ thế giới khỏi hiểm họa Phát-xít.
Ví
dụ như trong khuôn khổ chuyến thăm Cộng hòa Liên bang Đức ngày 08/01/2015,
Yatsenyuk cho rằng Nga “đang tìm cách viết lại lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ
2” bằng hành động xâm lược Ukraina giống như khi “Liên Xô xâm lược Đức (Quốc
xã) và Ukraina” trước đây.
Tháng
4/2015, Bộ Giáo dục và khoa học Ukraina thông qua các bổ sung cho sách giáo
khoa lịch sử lớp 11. Sách giáo khoa mới của Ukraina sẽ dạy trẻ em nước này biết
rằng, “quân xâm lược Nga” và “bè lũ tay sai của Nga” đang xâm lược Tổ quốc, phá
hoại đất nước, giết hại thường dân Ukraina và quân đội nước này đang tiến hành
“cuộc chiến tranh nhân dân chống lại nước Nga xâm lược”.
Song
song với việc xuyên tạc lịch sử, chính sách phân biệt chủng tộc bài Nga cũng
được chính quyền Kiev đẩy mạnh, thể hiện qua chính sách với tiếng Nga. Vào ngày
23/5/2017, Nghị Viện Ukraina thông qua một đạo luật loại bỏ tiếng Nga khỏi các
kênh truyền hình và phát thanh, dù 30% người Ukraina coi tiếng Nga là ngôn ngữ
mẹ đẻ, và hàng triệu người sử dụng tiếng Nga như ngôn ngữ thứ hai. Từ tháng
9/2020, tiếng Nga bị cấm giảng dạy ở tất cả các trường học.
Với
những việc làm trên, chính quyền Kiev đã tiến hành những bước đi gia tăng sự thù
hận nhằm vào Nga, gieo rắc những tư tưởng lệch lạc đầu lớp trẻ Ukraina lớn lên
sau khi Liên Xô sụp đổ.
Những
hành động này của chính quyền Kiev đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của đông
đảo chính khách và nhân dân các nước châu Âu.
Tướng
Waldemar Skrzypczak - Thứ trưởng quốc phòng Ba Lan đã phải thốt lên rằng ông
không thể hiểu nổi tương lai của Ukraina đang được xây dựng dựa trên nền tảng
nào: “Bằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan sao?”.
Điều
đáng nói, ông Skrzypczak được coi là người có quan điểm ủng hộ Kiev và chống
Nga quyết liệt nhất. Việc vị tướng này tuyên bố rút lại sự ủng hộ của mình đối
với Ukraina chứng tỏ Kiev đã bước chệch đường do chính những hành động nã pháo
vào quá khứ của mình.
2. Sự
phục sinh của chủ nghĩa phát-xít ở Ukraina
Những
đạo luật và chính sách của chính quyền Kiev đưa ra đã giúp cho những hành động
quá khích được hợp pháp hóa và đẩy lên thành cao trào mới.
Phong
trào phá bỏ những “tàn dư của Liên Xô” như tượng đài Lenin, tượng chiến sĩ Hồng
quân vốn dấy lên sau Cách mạng Cam 2004, nay tiếp tục tái diễn. Chỉ trong vòng
1 năm từ khi cuộc chính biến trên quảng trường Maidan nổ ra, hơn 500 tượng đài
đã bị phá bỏ trong tiếng hô vang “Vinh quang Ukraina”.
Đặc
biệt là những phần tử phát-xít Ukraina còn báng bổ cả nguyên soái Kutuzov, một
vị tướng có công rất lớn trong lịch sử Ukraina. Ông đã 2 lần bị thương trong 2
cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1768-1774) và Nga-Pháp (1812) khi cố gắng bảo
vệ vùng đất Ukraina, khi đó thuộc về nước Nga Sa hoàng.
Dường
như đối với những người trẻ tuổi Ukraina, quá khứ gắn với nước Nga Sa hoàng,
với Liên Xô đại đều là “quá khứ nhục nhã” cần phải phế bỏ, “lịch sử vinh quang”
của Ukraina phải được lớp trẻ Ukraina ngày nay viết lại với những hành động
mang đậm tính dân tộc cực đoan.
Ngày
nay, trên đất nước Ukraina ở đâu cũng gặp những biểu tượng của chủ nghĩa
phát-xít Đức. Nó có thể thấy nhan nhản ở thành viên của các đảng phái cực hữu,
thậm chí trong cả lực lượng vũ trang, hầu như cuộc tuần hành nào cũng có thể
bắt gặp.
Dường
như đó đã là một lí tưởng sống mới của lớp trẻ hiện nay, những gì không phù hợp
với họ thì phải được đập đi, xây lại nhưng không phải bằng tri thức và nhiệt
huyết của tuổi trẻ mà bằng những viên đạn trên đầu mũi súng.
Ukraina
đã từng bỏ phiếu chống việc “lên án chủ nghĩa phát xít” trong một nghị quyết
tại Liên Hợp Quốc vào năm 2014. Nên nhớ là chỉ có 3 quốc gia bỏ phiếu chống đó
là Hoa Kỳ, Canada và Ukraina. Có 50 quốc gia, trong đó phần lớn là châu Âu bỏ
phiếu trắng với cam kết “chúng tôi lên án chủ nghĩa phát xít, nhưng không muốn
bày tỏ điều đó tại đây” và gần 120 quốc gia bỏ phiếu đồng ý.
Và
nhà cầm quyền Ukraina đã sớm phải trả giá cho những chính sách mang tính chất
phát-xít của mình bằng sự nổi dậy của các tầng lớp quần chúng, dẫn đến sự ly
khai của miền Đông và bán đảo Krym trưng cầu dân ý để trở về với nước Nga.
Hiện
nay, chính trường Ukraina đang tiềm ẩn những cơn sóng ngầm cực kỳ khủng khiếp.
Tuy chính quyền Kiev tạm thời giữ được ổn định do hướng mũi dùi dư luận vào
Nga, nhưng nếu không có những chuyển biến mới và yêu sách của các tổ chức cực
hữu không được giải quyết, Maidan 3 có thể xuất hiện trong thời gian tới.
Chính
phương Tây đã phục hoạt chủ nghĩa phát-xít ở Ukraina bằng thực hiện “Cách mạng
cam” với Maidan 1 (2004), Maidan 2 (2014). Và Maidan 3 rất có thể sẽ đưa chủ
nghĩa phát-xít lên vị thế lãnh đạo ở Ukraina./.
Đăng nhận xét