Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là một sứ mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ
hàng ngàn năm trước, Việt Nam đã phải đương đầu với các thế lực xâm lược đến từ
phương Bắc. Điều này bắt nguồn từ vị trí Địa - Chính trị của Việt Nam:
-
Trên đất liền: Việt Nam như một “dấu gạch nối” giữa Đại lục (chủ yếu là Trung
Quốc…) với các quốc gia Đông Nam Á…
-
Trên biển, Việt Nam nằm trên con đường trung chuyển sầm uất bậc nhất thế giới,
từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương…
-
Biển Đông (Việt Nam), trải dài từ vĩ tuyến 3 - Bắc đến vĩ tuyến 26 Bắc và từ
kinh tuyến 100 Đông đến kinh tuyến 121 Đông.
Trong
khu vực Biển Đông có 9 quốc gia và một vùng lãnh thổ bao gồm: Việt Nam, Trung
Quốc và Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan,
Campuchia và Đài Loan. Biển Đông còn nằm trên tuyến đường hàng hải huyết mạch
quốc tế - nối liền Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, gắn liền
châu Âu, Trung Đông và phần còn lại của châu Á.
Men
theo Biển Đông, bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên
Giang, với các vùng biển và thềm lục địa, thuận lợi: Trung bình cứ 100km đất
liền thì có 1km bờ biển. Biển Đông có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với
hơn 2.570 hòn đảo lớn nhỏ thuộc chủ quyền của Việt Nam, đây còn là tuyến phòng
thủ đất nước và cũng là khu vực kinh tế có giá trị lớn…
Do
vị trí Địa - Chính trị quan trọng nên từ lâu, Biển Đông (Việt Nam) đã từng là
một địa bàn tranh chấp giữa nhiều quốc gia.
Bước
sang thế kỷ XX, nhận thấy điều này, chớp thời cơ cuộc kháng chiến chống Mỹ-cứu
nước của nhân dân Việt Nam sắp giành được thắng lợi hoàn toàn, ngày 19 tháng 01/1974,
Trung Quốc dùng lực lượng quân sự đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (do chính quyền
Sài Gòn quản lý) như là việc “đã rồi” với “người anh em Việt Nam”. Lịch sử vẫn
còn ghi nhận - đã diễn ra trận “Hải chiến Hoàng Sa”giữa quân đội Sài Gòn với
quân đội Trung Quốc. Một tài khoản đã comment rằng: Lòng yêu nước thì tất cả
người Việt Nam không phân biệt chế độ chính trị đều có chung một quyết tâm bảo
vệ Tổ quốc.
Tài
khoản nói trên cho rằng: Cho đến nay, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của
ASEAN thì các quốc gia Đông Nam Á vẫn chưa đồng thuận về mối đe dọa từ Trung
Quốc. Bằng chứng là trước hành vi Trung Quốc không ngừng bành trướng ở Biển
Đông, nhiều chuyên gia và nhà chính trị gia đưa ra quan điểm phải tăng cường
quân sự đồng thời cần liên minh với Hoa Kỳ nhưng điều đó vẫn không thành. Còn
nhớ quan điểm bảo vệ chủ quyền “cứng rắn” (quân sự) đối với Trung Quốc ở Biển
Đông khởi xướng bởi sáng kiến của Indonesia. Tháng 12/2021, Cục trưởng Cục An
toàn Hàng hải Indonesia tuyên bố mời cục trưởng hàng hải Brunei, Malaysia,
Philippines, Singapore và Việt Nam họp vào tháng 02/2022 để thảo luận về những
biện pháp ứng phó chung đối với Trung Quốc… Thế nhưng đáng tiếc Hội nghị này đã
không diễn ra.
Về
mặt lịch sử, có tài khoản nói trên đã viết rằng: Việt Nam đã từng “muốn dựa vào
Trung Quốc để cứu chế độ xã hội XHCN”(SIC).
Dựa
trên những thay đổi lớn của thời đại, “Sách trắng Quốc phòng Việt Nam, 2019”
chủ trương thực hiện chính sách “Ba không” (Không tham gia liên minh quân sự;
không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ
quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác),… Rồi chính sách
đó lại “thêm 1” trở thành chính sách “Bốn không” (không sử dụng vũ lực hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế). Như vậy chính sách quốc phòng Việt
không hướng vào nước nào trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh
thổ… Những người suy diễn chính sách quốc phòng Việt Nam hướng vào Trung Quốc
là sai lầm.
Thế
nhưng có người cho rằng Trung Quốc luôn/đang lăm le dùng vũ lực để thôn tính
(phần còn lại) của quần đảo Trường Sa thì sao? Theo tác giả nói trên bằng chứng
Trung Quốc đang muốn xâm chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa là việc họ liên tục
tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông… Đồng thời, người “ láng giềng, anh em”
phương Bắc mới đây đã quân sự hóa hoàn toàn ba trong số các đảo nhân tạo trong
quần đảo Trường sa thuộc lãnh hải Việt Nam.
Từ
thực tế này, tác giả nói trên cho rằng lập trường và chính sách Biển Đông của
Việt Nam hiện nay là “oái oăm”,…
Lịch
sử đã xác nhận: Trước sự sụp đổ của Liên xô và Đông Âu (1989-1990) lãnh đạo
Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: “Trung Quốc là quốc gia cùng ý thức hệ, là chỗ
dựa còn lại để duy trì và bảo vệ chế độ của họ trước sự tấn công của “các thế
lực thù địch”, mà ở đây là các quốc gia phương Tây và Hoa Kỳ… Lãnh đạo Việt Nam
đã quay ngược quan điểm về Trung Quốc, từ “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất”
(với mưu đồ “bành trướng”, “bá quyền” (Hiến pháp Việt Nam 1980) thành “đồng
minh”. Vào tháng 9/1990… Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Phân
tích nguyên nhân các nước Đông Nam Á phải liên minh với Trung Quốc, một tài
khoản cho rằng: “Các nước Đông Nam Á yếu về quân sự nên không thể chống lại các
cuộc xâm lược của các nước lớn phương Tây… nếu không được dẫn dắt bởi các nước
lớn.
Thế
nhưng thực tế lại không phải như vậy. Năm 1992, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc,
năm 2012 Tổng thống Obama đã “xoay trục về châu Á”…, Quân đội Hoa Kỳ đã quay
trở lại khu vực này (trước hết) là các cuộc tập trận chung với nhiều nước, đặc
biệt là với Philippines. Tiếp theo, Indonesia và Malaysia cũng trở thành đối
tác quân sự của Mỹ. Hàng năm (kể từ 1995), Hải quân Indonesia và Hải quân Hoàng
gia Malaysia tập trận song phương với hải quân Mỹ trong khuôn khổ Hợp tác huấn
luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển. Cuối cùng, liên minh quân sự đa phương
trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương do Mỹ khởi xướng đã hình thành. Đó
là “Bộ tứ kim cương”- QUAD (Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ). Một trong những
tác động tích cực của tổ chức phòng thủ tập thể này là ý tưởng xây dựng Bộ Quy
tắc ứng xử trên Biển Đông với Trung Quốc. Tuy nhiên ý tưởng này đến nay vẫn
chưa hình thành.
Câu
hỏi lớn đối với Việt Nam là: “Nếu Việt Nam không có liên minh quân sự với Hoa
Kỳ và/hoặc tham gia một cấu trúc an ninh tập thể của Đông Nam Á nào thì liệu
phần lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông có thoát nổi lưỡi hái tử thần của “đồng
chí tốt”(Trung Quốc) đang văng tới không?”
Câu
trả lời của tôi là “Không” (Không tham gia liên minh với bất cứ quốc gia nào
nhưng vẫn bảo vệ được chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ…trước các thế lực
xâm lược, kể cả Trung Quốc). Lịch sử cho thấy chưa có quốc gia nào hoàn toàn vô
tư khi giúp đỡ Việt Nam chống xâm lược. Tất cả đều có mục tiêu chung và mục
tiêu riêng của mình. Ngày nay Việt Nam đoàn kết với các nước nhằm mục tiêu độc
lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ… hướng tới dân giầu, nước
mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh… chứ không nhằm chống lại bất cứ quốc
gia nào, kể cả Trung Quốc./.
Đăng nhận xét