Đất nước ta đang trong dịp kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 3042022). Gần đến dịp kỷ niệm, thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ suy thoái tư tưởng chính trị đã tung ra những thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc phủ nhận giá trị, bản chất của Chiến thắng 30-4-1975 trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Họ cho rằng, ngày 3041975
là “ngày kết thúc của một cuộc nội chiến tương tàn”, “ngày ghi dấu ấn trong
lịch sử khi dân tộc Việt Nam chia làm hai nửa “bên thắng cuộc” và “bên thua
cuộc”... Vậy sự thật, bản chất của Chiến thắng 30-4-1975 là như thế nào?
1. Giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước không phải là nội chiến
Đầu tiên cần khẳng
định ngày 30/4/1975 là ngày vui thống nhất, ngày vui giải phóng của cả dân tộc
Việt Nam!
Sau Chiến thắng Điện
Biên Phủ, theo nội dung Hiệp định Geneva được ký kết năm 1954, vĩ tuyến 17 được
coi là ranh giới tạm thời chia đôi đất nước ta. Ranh giới ấy lẽ ra đã được xóa
bỏ, hai miền Nam-Bắc ruột thịt có thể đã được thống nhất chỉ sau hai năm bằng
một cuộc Tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu (Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị
Geneva ghi rõ, cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7/1956). Nhưng
chính âm mưu của đế quốc Mỹ muốn thế chân thực dân Pháp ở miền Nam đã phá hỏng
cơ hội thống nhất hai miền Việt Nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm-tay sai của đế
quốc Mỹ biết không thể có cơ hội chiến thắng một cách đàng hoàng, hợp pháp qua
cuộc Tổng tuyển cử trên cả nước trước Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất được lòng dân. Nên, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, Ngô Đình
Diệm đã phớt lờ Tổng tuyển cử, giành quyền thống trị miền Nam bằng vũ lực, súng
đạn, máy chém, sát hại dã man hàng vạn đồng bào, đảng viên Đảng Cộng sản và
những người bị nghi ngờ ủng hộ Đảng Cộng sản, tạo ra những cuộc bắt bớ, giết
hại tín đồ Phật giáo, gây mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo. Với việc dựng lên chính
quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ đã thi hành ở Việt Nam chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Khi
nhận thấy Ngô Đình Diệm không còn phù hợp với chính sách của mình, Mỹ lập tức
dàn xếp một cuộc đảo chính, tiêu diệt cả hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình
Nhu, dựng lên tại miền Nam Việt Nam một chính thể khác phục vụ trung thành hơn
cho lợi ích của Mỹ tại Việt Nam.
Như thế cần khẳng định
rằng, chính quyền Việt Nam cộng hòa hoàn toàn là tay sai của Mỹ, thực hiện mưu
đồ của Mỹ là biến Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới. Dưới sự chỉ đạo của
Mỹ, cùng với quân Mỹ, quân đội ngụy quyền Sài Gòn đã thực hiện nhiều chiến dịch
thảm sát đồng bào miền Nam. Kể cả khi Mỹ đưa quân trực tiếp tham chiến, hay sau
khi quân Mỹ phải rút phần lớn lực lượng khỏi miền Nam Việt Nam theo Hiệp định
Paris vào năm 1973 thì bản chất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn không thay đổi. Tại Việt Nam từ năm
1954 đến 1975, thực chất chỉ có một nhà nước chính danh của dân tộc Việt Nam
tồn tại, đó là Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được khai sinh ngày 02/9/1945
từ sau cuộc Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc
lập tuyên bố với toàn thể thế giới. Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu nên sau cuộc Tổng tuyển cử vào ngày 06/01/-1946
(một số tỉnh tại miền Nam bầu vào ngày 23/12/1945 do không nhận được lệnh
hoãn). Còn chính quyền Việt Nam cộng hòa tại miền Nam do Mỹ dựng lên, không do
nhân dân Việt Nam bầu nên, chà đạp lên quyền lợi của dân tộc Việt Nam, đi ngược
lại nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam và toàn thể nhân dân Việt Nam.
Vì thế, đây không phải là một chính quyền hợp pháp, hợp đạo lý, hợp lòng dân.
Thực tế là trong suốt thời gian chính quyền tay sai của Mỹ tồn tại thì nhân dân
miền Nam luôn đứng dậy để đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền phi nghĩa này. Để
phủ nhận chính quyền tay sai của Mỹ, để lật đổ nó, quân dân miền Nam đã lập ra
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để lãnh đạo nhân dân
toàn miền.
Đến năm 1973, sau khi
thua trên chiến trường, chịu sức ép của dư luận trong nước và quốc tế bởi đang
thực hiện một cuộc chiến tranh phi nghĩa, đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định
Paris, rút quân khỏi nước ta. Nhưng Mỹ vẫn để lại một đội ngũ cố vấn hùng hậu,
vẫn viện trợ quân sự để tiếp tục biến chính quyền Sài Gòn thành con rối trong
tay Mỹ.
Như thế, cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước không phải là một cuộc nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc
của Việt Nam như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Mà đây là cuộc
kháng chiến của toàn thể dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam trước sự xâm lược
của đế quốc Mỹ và đánh đổ bè lũ tay sai của Mỹ, kết thúc thắng lợi bằng Chiến
thắng 30/4/1975.
2. Bên nào thắng cuộc?
Như vậy, bên nào đã
thắng cuộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước? Dĩ nhiên, đó là dân tộc
Việt Nam đã thắng trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, nhân dân Việt Nam đã
thắng trong thực hiện khát vọng thống nhất đất nước, giành độc lập, hòa bình
cho Tổ quốc. Để giành được thắng lợi vĩ đại đó, cả dân tộc Việt Nam đã chiến
đấu anh dũng, bền bỉ trong suốt 30 năm.
Những ý nghĩ cho rằng,
Việt Nam "có thể thực hiện thống nhất đất nước bằng giải pháp hòa
bình" là hết sức thiển cận, hồ đồ, thiếu hiểu biết về thực tế lịch sử.
Đảng ta, Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo kế nhiệm
đã nhất quán, thể hiện từ rất sớm mong muốn giành độc lập, thống nhất nước nhà
bằng biện pháp hòa bình, đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp ngoại giao, tránh
chiến tranh. Thế nhưng đáp lại thiện ý đó, thực dân Pháp, sau đó là đế quốc Mỹ
và tay sai luôn khước từ, tìm cách phá hoại, vì muốn thống trị nước ta bằng sức
mạnh quân sự, đã chà đạp lên mong ước hòa bình, độc lập, thống nhất Tổ quốc của
dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam.
Trong hai năm
1945-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 8 bức thư và điện gửi Tổng thống Hoa Kỳ
Harry Truman. Nội dung của các bức thư, bức điện này thể hiện rõ mong muốn được
độc lập, hòa bình của Việt Nam và thiện chí của Việt Nam muốn được “hợp tác đầy
đủ” với Mỹ vì hòa bình, tiến bộ và phát triển. Nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng!
Hội nghị Fontainebleau
diễn ra suốt hơn hai tháng (từ ngày 06/7 đến 10/9/1946). Chủ tịch Hồ Chí Minh
và phái đoàn Việt Nam còn sang Pháp trước đó hàng tháng trời để tìm mọi cơ hội
đàm phán với Chính phủ Pháp, thuyết phục chính giới Pháp nhằm giành độc lập,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam bằng hòa bình. Nhưng mọi nỗ lực và
thiện chí của Chính phủ Việt Nam, của phái đoàn Việt Nam đều bị xem nhẹ vì nước
Pháp vẫn mang tư tưởng thực dân, vẫn muốn chiếm đoạt nước ta. Giải pháp tổ chức
một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu ở Nam Bộ để thống nhất Việt Nam đã bị phía
Pháp phớt lờ.
Trong Hiệp định Paris
năm 1973 có điều khoản về bầu cử, hiệp thương để thống nhất Việt Nam. Tuy
nhiên, phía Mỹ-ngụy lại tiếp tục trắng trợn phá hoại hiệp định, xua quân nống
lấn ra vùng tự do, đàn áp nhân dân ta chỉ hai giờ sau khi lệnh ngừng bắn có
hiệu lực.
Có thể thấy, Đảng, Nhà
nước và Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, muốn giành độc lập, thống
nhất đất nước bằng biện pháp hòa bình, tránh đổ máu, muốn tổ chức hiệp thương,
Tổng tuyển cử để bầu ra chính phủ thống nhất hai miền, nhưng chính đế quốc Mỹ
và tay sai đã hai lần phá hoại hiệp thương, Tổng tuyển cử, phá hoại cả hai hiệp
định hòa bình là Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris. Do đó, hòa bình, độc lập,
thống nhất, hạnh phúc như ngày hôm nay là thành quả vĩ đại của cả dân tộc ta.
Bất cứ ai xúc phạm thành quả ấy, muốn chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc đều là
những kẻ thiếu tử tế, mất nhân cách.
3. Hòa hợp dân tộc
không phải là trộn lẫn, đánh đồng chính nghĩa và phi nghĩa
Hiện nay, thực hiện
chủ trương lớn hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta, đồng bào Việt Nam ở
trong nước và ở nước ngoài ra sức đoàn kết, đóng góp để xây dựng đất nước.
Nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài cả về vật chất, trí tuệ, công sức đều
hết sức quý giá, luôn được trân trọng. Trong số những người Việt Nam ở nước
ngoài, đại bộ phận đều hướng về quê hương với tình yêu và sự nhiệt thành muốn
đóng góp cho quê hương. Ngay cả những lãnh đạo của chính quyền Việt Nam cộng
hòa năm xưa như ông Nguyễn Cao Kỳ cũng đã nhận ra sai lầm, thể hiện tấm lòng
hướng về quê cha đất tổ, muốn đóng góp công sức để xây dựng đất nước Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, đoàn kết của người Việt Nam ở
trong nước và ở nước ngoài, đất nước Việt Nam đã có những thành tựu đột phá về
phát triển trong thời kỳ đổi mới, kinh tế đất nước, đời sống của nhân dân và vị
thế quốc gia ngày càng đi lên.
Thế nhưng cũng có một
bộ phận thiểu số, hầu hết đều là những người đã từng làm tay sai cho đế quốc
Mỹ, thì chỉ luôn tìm cách hòng phá hoại đất nước Việt Nam. Họ coi ngày 30 là
ngày “quốc hận”, là ngày giỗ của một chính thể phi pháp, phi nghĩa. Họ luôn đưa
ra điều kiện hết sức phi lý là để “hòa hợp dân tộc” thì phải bỏ việc kỷ niệm
ngày Chiến thắng 30/4/1975.
Những người ấy đã
nhầm! Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn có khát vọng thống nhất, hòa
hợp, đã chiến đấu kiên cường vì khát vọng ấy. Và thực tế, đất nước Việt Nam đã
thống nhất, hòa hợp dân tộc từ ngay sau Chiến thắng 30/4/1975, Nam-Bắc một nhà
ra sức xây dựng đất nước. Đối với những người Việt Nam ở nước ngoài, Tổ quốc
luôn mở rộng vòng tay yêu thương, luôn coi họ là một phần ruột thịt của Tổ
quốc.
“Đoàn kết, đoàn kết,
đại đoàn kết” là bài học quý báu được đúc rút từ lịch sử dựng nước, giữ nước
của dân tộc và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm căn dặn mỗi người
chúng ta. Hòa hợp dân tộc luôn là điều mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nỗ lực
thực hiện. Thế nhưng, hòa hợp dân tộc dứt khoát không phải là sự chối bỏ lịch
sử! Hòa hợp dân tộc không phải là sự đổi trắng thay đen, không phải là sự trộn
lẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa, dứt khoát không phải là sự đánh đồng giữa
những người có công với những kẻ có tội với dân tộc Việt Nam! "Đánh kẻ
chạy đi, không ai đánh người chạy" lại là đạo lý của người Việt Nam. Vì
thế những ai thực sự thành tâm hối cải, muốn quay về thì Tổ quốc Việt Nam, nhân
dân Việt Nam luôn dành cho họ cơ hội. Còn những kẻ luôn rắp tâm phá hoại đất
nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nếu không sớm tỉnh ngộ “quay đầu
là bờ” thì nhân dân Việt Nam cũng khó dung tha.
Dịp kỷ niệm ngày Chiến
thắng 30/4/1975, chúng ta lại càng thấm thía hơn ý nghĩa của việc dạy và học
lịch sử đối với người Việt Nam. Đối với các quốc gia trên thế giới, việc giáo
dục lịch sử luôn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công dân. Đối với một quốc
gia, dân tộc có một quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước nhiều khúc quanh
co, phức tạp như dân tộc Việt Nam thì dạy và học lịch sử có ý nghĩa sống còn,
sinh tồn của dân tộc. Bởi vì những người Việt Nam thế hệ sau phải hiểu rõ, hiểu
sâu về lịch sử dân tộc, hiểu về cha ông mình, hiểu về mảnh đất nơi mình sinh
ra, từ đó sẽ hiểu về chính bản thân mình, rút ra cho mình những bài học quý
báu. Hiểu về lịch sử, nắm vững kiến thức lịch sử là một yếu tố đánh giá nhân
cách, đạo đức và trí tuệ của một con người Việt Nam. Có hiểu về lịch sử, mới
hiểu về hiện tại và hình dung ra con đường đúng đắn tới tương lai; có trân
trọng, biết ơn cha ông mới trân quý, nâng niu những gì mình đang có, để nỗ lực
đóng góp công sức không chỉ cho thế hệ hiện tại mà cho các thế hệ tương lai
trên đất nước Việt Nam./.
St
Đăng nhận xét