Chỉ với 500.000 đồng, mỗi clip quảng cáo, “diễn viên” sẽ mắc 1 bệnh theo yêu cầu như thật và đáng ngạc nhiên là đều được chữa khỏi nhờ… thực phẩm chức năng.
Như
đã từng phản ánh, gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện hàng loạt clip
quảng cáo thực phẩm chức năng với công dụng như thuốc tiên, uống một lần là
khỏi. Hàng loạt lương y tự xưng cũng xuất hiện trong các clip này với những mô
típ quen thuộc như 3 đời nhà tôi chữa bệnh, chữa 1 lần là khỏi chứ không đỡ….
Tuy
nhiên, khi phóng viên tiến hành điều tra thực tế, hầu hết những lương y này đều
là giả mạo. Thậm chí những đường dây diễn viên đóng thế, vào vai bệnh nhân giả
để lừa dối, trục lợi từ lòng tin của những người bênh thật cũng đã bị vạch
trần.
Trong
mỗi đoạn clip, ông Nguyễn Anh Tạo – Quận Thanh Xuân – Hà Nội lại cho biết mình
mắc 1 bệnh như:
–
Tôi là Nguyễn Anh Tạo, sinh ra ở TP Vinh – Nghệ An. Tôi bị bệnh khớp, đau quá
tôi bò ra, không đi được nữa”.
–
Người ta kết luận tôi bị viêm gan siêu vi T, chuẩn bị xơ gan rồi.
–
Lúc đó, tôi mới biết tôi bị mắc bệnh tiểu đường type 2, chỉ số nó lên đến 13
chấm cơ, nói chung là tôi suy sụp.
–
Hôm ấy tôi ngủ dậy thấy đầu gối sưng vù lên, đau buốt đến tận óc, đau chảy nước
mắt.
–
Tôi bị huyết áp 5 năm nay rồi.
Sở
dĩ gọi người đàn ông này là ”người bệnh đen đủi” bởi nếu ai thường xuyên xem
quảng cáo trên trang YouTube sẽ thấy ông Tạo mắc cả trăm thứ bệnh, từ xương
khớp, tiểu đường, huyết áp cao, viêm gan, xơ gan… bệnh nào cũng nặng đến mức
thập tử nhất sinh nhưng đáng ngạc nhiên là cả trăm thứ bệnh đó đều được chữa
khỏi hoàn toàn bởi các loại thực phẩm chức năng.
Ông
Nguyễn Anh Tạo vui mừng chia sẻ kinh nghiệm “khỏi bệnh” của mình như:
–
Tôi người thật việc thật, tôi đã sử dụng Đại cốt đan và khỏi hoàn toàn, các bạn
cứ tin tưởng mua và sử dụng, sẽ khỏi đấy”.
–
Sau khoảng 2 tuần sử dụng thuốc này, tôi thấy các triệu chứng mắt mờ, tiểu đêm
nó giảm dần.
–
Đến bây giờ tôi cảm thấy không còn cái hiện tượng đấy nữa, tôi mừng quá, sao
lại có cái sản phẩm tốt thế này.
–
Thuốc tốt thế này mà mình không giới thiệu cho bạn bè anh em sử dụng thì lãng
phí quá.
Tất
nhiên, thực phẩm chức năng không phải thuốc tiên và ông Tạo cũng không mắc bệnh
gì cả. Ở sâu trong một con ngõ nhỏ tại quận Thanh Xuân, người đàn ông này vẫn
ngày ngày sửa chữa đồ điện dân dụng, kiêm thêm việc làm diễn viên nghiệp dư,
chuyên đóng vai người bệnh cho mọi nhãn hàng thực phẩm chức năng. Trong vai một
công ty đang đi tìm diễn viên để giới thiệu sản phẩm mới, ông Tạo không ngại
ngần chia sẻ với phóng viên các bí quyết nghề nghiệp.
Ông
Tạo “bật mí: “Quảng cáo thực phẩm chức năng là phải thuộc thoại. Về biểu cảm,
mình phải diễn đúng bệnh, kiểu tự sự thôi, chứ không phải diễn”.
Để
quảng cáo thêm “bề dày kinh nghiệm”, ông cho biết: “Chú đã quay quảng cáo cho
70-80 loại thực phẩm chức năng và cũng không nhớ được hết tên. Chú sẽ cung ứng
cho các cháu (PV VTV) đầy đủ diễn viên, đúng yêu cầu của các cháu. Thoại tốt,
biểu cảm tốt, cái đó chú lo được. Bọn chú có câu lạc bộ, nếu không đủ còn lôi
anh em câu lạc bộ khác nữa”.
Trang
fanpage câu lạc bộ điện ảnh truyền hình Thanh Xuân là nơi các diễn viên nghiệp
dư như ông Tạo tụ hội. Khác với việc đóng các clip quảng cáo, một số thành viên
trong câu lạc bộ này sẵn sàng vào vai bệnh nhân để dàn dựng các phóng sự truyền
hình với câu chuyện như thật, mục đích chính là đánh vào lòng tin của người
tiêu dùng để bán được thật nhiều các loại thực phẩm chức năng.
Bà
Ánh Tuyết – Quận Thanh Xuân – Hà Nội diễn: “Cái bệnh xoang gây ảnh hưởng đến
cuộc sống của tôi rất nhiều, hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi viêm họng, có lúc tôi
sốt đến 39-40 độ”.
Cũng
giống như ông Tạo, bà Tuyết sinh hoạt trong câu lạc bộ điện ảnh truyền hình
Thanh Xuân được gần 4 năm, đóng đủ vai bệnh nhân nên rất tự tin về khả năng
diễn xuất.
Bà
chia sẻ: “Cô không phải khoe tài khoe giỏi gì đâu, nhưng mà cô làm sẽ rất ổn.
Bệnh nào cũng “chơi” được hết, nhưng nhiều lúc cô cũng lo vì tivi nói là mình
đi quảng cáo thế này thế khác cũng là lừa dối người tiêu dùng nên là cô cũng
sợ, mình nói trúng cái bệnh của mình thì sẽ yên tâm hơn. Không trúng bệnh thì
mình lại bịa, kể cả là giáo sư, bác sĩ, người ta cũng không biết bệnh của mình,
mình phải khôn thế”.
Đến
giáo sư, bác sĩ còn không biết thì những người dân thường hàng ngày ngồi xem
quảng cáo trên YouTube làm sao mà biết bà Tuyết chỉ giả vờ bị bệnh. Dù đều ý
thức được việc quảng cáo, đưa thông tin sai sự thật lên mạng xã hội là hành vi
vi phạm nhưng mỗi ngày, hàng trăm clip quảng cáo thực phẩm chức năng “thổi
phồng” công dụng như ‘thần dược’ vẫn được tung ra trước sự lúng túng của cơ
quan quản lý.
Ông
Lê Quang Tự Do – Phó Cục trưởng Cục phát thanh truyền hình & Thông tin điện
tử – Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng: “Phải có sự giám định của cơ quan
quản lý chuyên ngành, phải điều tra mới ra được. Bên anh không nắm được loại
nào là thuốc không có phép hoặc khám chữa bệnh không đúng quy định. Cái đó phải
do bên Bộ Y tế”.
Với
giá 500.000 đồng để vào vai 1 bệnh nhân, ông Tạo, bà Tuyết và những thành viên
trong câu lạc bộ có thể diễn bất cứ bệnh gì mà nhãn hàng yêu cầu. Từ đó, hàng
nghìn clip quảng cáo sai sự thật nhưng được dàn dựng với phong cách người thật
việc thật đã được tung lên các trang mạng xã hội. Tất nhiên, người bệnh không
thể nào biết họ chỉ là diễn viên đóng thế và sẵn sàng chi không tiếc tiền để
mua những loại thực phẩm chức năng không được coi là thuốc về để điều trị bệnh./.
Đăng nhận xét