Tại buổi điện đàm với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, TS Takeshi Kasai, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương đánh giá cao những kết quả Việt Nam đã đạt được trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.
Ông
cũng khẳng định, Việt Nam là một trong những điểm sáng về tiêm chủng và là một
trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine phòng Covid-19 cao nhất trên thế
giới.
Kể
từ mũi vaccine phòng Covid-19 đầu tiên được tiêm cho cán bộ tuyến đầu chống
dịch tại Hải Dương sáng 08/3/2021, tính đến chiều 14/4/2022, cả nước đã tiêm
gần 209 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Tỷ lệ bao phủ vaccine phòng Covid-19
cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta mũi 1 là 100%, mũi 2 là 99,8%, mũi 3 là
50,2%. Đối với người từ 12-17 tuổi, mũi 1 là 99,8%, mũi 2 là 95,1%. Việt Nam
cũng đang đẩy mạnh triển khai tiêm mũi 3 tại các địa phương và chuẩn bị triển
khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đến nay, chiến
dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử-chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19
đã vượt mức đề ra, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của
nhân dân, đưa đất nước dần trở lại cuộc sống bình thường mới... Việt Nam đã
thực hiện thành công chiến lược vaccine "đi sau-về trước" với chiến
dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay, trở thành một trong 6 nước có tỷ lệ
bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới. Khẳng định vai trò của tiêm chủng
vaccine phòng Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: “Vaccine
phòng Covid-19 hiện nay vẫn đặc biệt hiệu quả trong giảm mức độ nặng, ca tử
vong và nhập viện, kể cả với biến chủng Omicron”.
Vaccine
đã được khẳng định là vũ khí chiến lược và cũng là thành công của Việt Nam-một
trong những quốc gia có số liều tiêm vaccine phòng Covid-19 cao nhất thế giới.
Điểm khác biệt với các nước là Việt Nam đã chú trọng tiêm chủng cho nhóm dễ bị
tổn thương, trong khi nhiều nước thực hiện tiêm nhưng chưa chú trọng đến nhóm
này (người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai,
người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao
động di cư ở các thành thị...). Số ca nhiễm, ca nặng, tử vong tại các tỉnh,
thành phố có xu hướng giảm từng ngày, từ 150.000 ca mắc mới mỗi ngày xuống còn
trên dưới 50.000 ca mỗi ngày; số ca nặng từ hơn 3.600 ca xuống còn hơn 1.500 ca
đang điều trị tại bệnh viện; số tử vong từ hơn 50 ca mỗi ngày xuống còn hơn 30
ca mỗi ngày. Tỷ lệ chết/mắc của 30 ngày qua giảm mạnh từ 0,13% tháng trước
xuống còn 0,03% trong tháng này.
Có
thể thấy rõ sự lựa chọn đối tượng ưu tiên tiêm vaccine của Việt Nam phù hợp,
hiệu quả; năng lực y tế của Việt Nam dần được nâng lên và đáp ứng yêu cầu tốt
hơn; việc chuyển trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả
dịch bệnh phù hợp đã kịp thời, đúng thời điểm, đi trước nhiều nước trong khu
vực. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hệ thống y tế đã trụ vững
trong đợt cao điểm của dịch với khả năng đáp ứng tối đa 200.000 giường điều trị
(thời điểm số ca nhập viện điều trị cao nhất khoảng 150.000 trường hợp ngày
15-3 và hiện còn khoảng 65.000 trường hợp đang điều trị).
Đến
thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 231 triệu liều vaccine phòng
Covid-19. Với số vaccine này, Việt Nam có thể tiêm chủng cho người từ 12 tuổi
trở lên đủ mũi 1, mũi 2 và mở rộng đối tượng để tiêm cho trẻ em, tiêm liều bổ
sung và mũi 3 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Về việc triển khai tiêm vaccine
cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, theo Bộ Y tế, đến nay, đã có hơn 53 quốc gia có
kế hoạch/triển khai tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi. Việc tiêm chủng cho trẻ
em ở các quốc gia được triển khai khác nhau. Nhiều quốc gia, trong đó có các
nước thuộc Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ triển khai tiêm chủng cho toàn bộ đối
tượng trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Các nước chủ yếu sử dụng vaccine Pfizer tiêm
cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, vaccine Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12
tuổi... Với các nguồn vaccine viện trợ và mua, việc tiêm chủng vaccine phòng
Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi dự kiến hoàn thành trong quý II/2022.
QĐND
Đăng nhận xét