Mọi luận điệu phản động, xuyên tạc bản chất cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng và trong hệ thống chính trị ở Việt Nam qua bài viết “Cái lò ông Trọng và cuộc chia chác cuối cùng của bầy kền kền đỏ” của Tân Phong đăng trên fb Việt Tân ngày 07/4/2022 đều cần phải bác bỏ!
Thứ
nhất, với Đảng Cộng sản Việt Nam thì nhóm lợi ích hay lợi ích nhóm chính là con
đẻ của chủ nghĩa cá nhân; là một trong 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ đã được chỉ ra trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh
đốn Đảng. Và đương nhiên, đó là biểu hiện/căn bệnh/tệ nạn cần phải chống/kiên
quyết chống (đã được quán triệt, triển khai) trong hơn 92 năm xây dựng và phát
triển của Đảng. Nói thế để Tân Phong thấy rằng, với mỗi cán bộ, đảng viên của
Đảng thì tu dưỡng đạo đức cách mạng luôn là yêu cầu cần thiết, thường xuyên,
nên chừng nào còn là một đảng viên cộng sản chân chính thì chừng đó không có
cụm từ “tư bản đỏ/ kền kền đỏ” tồn tại trong Đảng và cũng không có câu chuyện
cán bộ, đảng viên được “hạ cánh an toàn cùng khối tài sản khổng lồ” nếu đó là
tài sản bất chính.
Vì
luật pháp là công bằng và thượng tôn pháp luật là nhằm để đảm bảo cho mọi người
dân Việt Nam/mọi công dân được thụ hưởng đầy đủ và phải có trách nhiệm với
những việc mình đã làm, nên bất cứ là ai – nếu vi phạm pháp luật và vi phạm
Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng (nếu là cán bộ, đảng viên) thì đều phải chịu sự
trừng phạt nghiêm minh của pháp luật.
Việc
anh em Trịnh Văn Quyết – FLC, cha con Đỗ Anh Dũng – Tân Hoàng Minh, CEO Phương
Hằng – Đại Nam bị khởi tố, bắt giam thời gian gần đây là do họ đã vi phạm pháp
luật. Còn việc Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình
bị tai nạn giao thông (mất trên đường đi công tác) là một việc đáng tiếc… chứ
không phải tất cả những sự kiện này là sản phẩm của “những cuộc thanh trừng,
phân chia quyền lực của đảng CSVN ngày càng khốc liệt, sắt máu” như Tân Phong
xuyên tạc.
Thứ
hai, xây dựng chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân Việt Nam; là mục tiêu,
lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với xu
thế phát triển của lịch sử và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Thực
tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhất là sau hơn 35 năm đổi mới và
hội nhập cho thấy Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành
nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, việc xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa góp phần
làm cho diện mạo đất nước thay đổi (đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
ngày càng được cải thiện; vị thế và uy tín quốc tế của quốc gia từng bước được
nâng cao) đã khẳng định sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt
Nam là đúng đắn.
Đúng
là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa từng có tiền lệ trong
lịch sử, bởi đó là “một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển
của kinh tế thị trường” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định trong
cuốn sách: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, xuất bản năm 2022. Đó cũng chính là sự vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới,
chứ không phải là “trong một xã hội toàn trị và nền kinh tế tư bản hoang dã gắn
mác “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, các chính sách kinh tế-xã
hội được tạo ra chỉ để tối ưu hóa lợi ích cho đám “thượng lưu tôn quí Đỏ”. Đồng
thời, trong nền kinh tế đó, cũng không có/càng không “tồn tại mối quan hệ hữu
cơ” giữa doanh nghiệp và “sự chống lưng của các phe nhóm quyền lực của bộ máy
CSVN” và chắc chắn không phải là “đám tư bản đỏ bảo đảm nguồn kinh tài dồi dào
cho các nhóm lợi ích, thông qua những cuộc cướp bóc tinh vi bằng chính sách,
cho đến việc buôn gian bán lận” như Tân Phong bôi đen sự thật, quy chụp từ sự
suy diễn thô thiển của mình.
Thứ
ba, bằng cơ chế kiểm soát quyền lực, thực hiện nghiêm ngặt công tác cán bộ
(nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược của Đảng), nhất là bằng công
tác kiểm tra, giám sát thường xuyên theo định kỳ, theo chuyên đề và đột xuất,
chắc chắn những nhóm lợi ích không thể “được nuôi dưỡng và làm giàu từ sự dung
túng của quyền lực băng đảng, đôi khi còn lấn lướt và “thách thức” cả quyền lực
chính trị” như Tân Phong nhận định. Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là một
khối thống nhất về tư tưởng và hành động. Trong Đảng, không có nhóm quyền lực,
lại càng không có phe cánh, mà chỉ có một tổ chức – đó là Đảng Cộng sản – đội
tiền phong, bộ tham mưu của giai cấp và dân tộc, nên không có “nhóm này giàu”
chính là/làm nên “thách thức quyền lực của các phe nhóm khác” như xuyên tạc.
Có
thể thấy, Trần Bắc Hà, Vũ “nhôm”, “bầu” Kiên, Đỗ Anh Dũng, Trịnh Văn Quyết hay
Phương Hằng… đều là những người đã vi phạm pháp luật/đã “trục lợi chính sách”,
làm giàu bất minh nên phải chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật, chứ
không phải vì họ giàu nên “họ là mục tiêu công kích đầu tiên và biến thành “dê
tế thần” trong cuộc sát phạt “gió tanh mưa máu” trong nội bộ đảng” như Tân
Phong vu khống. Mức độ sai phạm của họ đến đâu thì họ phải trả giá cho những
sai lầm của mình đến đó, chứ không phải việc bắt tạm giam, xử lý những hành vi
vi phạm pháp luật của họ là “cuộc sát phạt phe cánh chưa từng có của Bộ Công
an” để tập trung “khoét sâu vào vụ Việt Á và những tập đoàn bất động sản lớn
với hai đại diện “nhóm lợi ích” lớn nhất Thanh Hóa (Trịnh Văn Quyết) và Hà Nội
(Đỗ Anh Dũng)” như Tân Phong bịa đặt, gán ghép vô căn cứ.
Thứ
tư, đấu tranh chống tham nhũng ở tất cả các quốc gia nói chung, với Việt Nam
nói riêng chưa bao giờ là câu chuyện đơn giản, lại càng không thể nhanh “như
rút một phích cắm điện là nguồn điện được cắt”. Trái lại, bất kỳ ai cũng đều
hiểu rằng, chủ trương quyết liệt và quyết tâm chống tham nhũng ở Việt Nam được
thực hiện nhất quán cùng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhằm làm trong
sạch Đảng đã, đang được triển khai xuyên suốt, nhất quán. Đặc biệt, những nhiệm
kỳ gần đây, công tác phòng và đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực được
đẩy mạnh.
Năm
2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định đấu tranh chống tham nhũng đạt
nhiều kết quả rõ rệt, có mặt cao hơn năm trước và năm 2022, đấu tranh chống
tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được tiến hành với quyết tâm mạnh mẽ, không
ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Cho nên, không có câu chuyện
“thần kỳ” về Quyết – FLC, Đỗ Anh Dũng – Tân Hoàng Minh, hay Phương Hằng – Đại
Nam “nhanh chóng được khép lại cùng với đó là cuộc chia chác, sang đoạt của các
phe nhóm quyền lực”/những “nhóm lợi ích” Thanh Hóa, Hà Nội, Hưng Yên hay Thái
Bình như Tân Phong bịa đặt, mà chỉ có công tác điều tra, truy tố, xét xử của
các cơ quan chức năng tiếp tục được đẩy mạnh để xử lý nghiêm minh, kịp thời
nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp gây bức xúc dư
luận xã hội.
Hơn
nữa, nhắc để Tân Phong biết rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ khẳng
định Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng của Đảng; Việt Nam kiên định con đường lên chủ nghĩa xã hội…
trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng và trong cuốn sách “Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam” mà đồng chí còn dành thời gian đi thăm, làm việc với Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân các địa phương như Bắc Ninh, Hòa Bình, Quảng Ninh chứ
không phải “sự xuất hiện của ông có vẻ thưa vắng đi rất nhiều” như suy diễn hồ
đồ của Tân Phong.
Việc
các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đang kiên quyết đẩy mạnh công tác
đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý nghiêm, đồng bộ giữa kỷ
luật Đảng, kỷ luật hành chính, xử lý hình sự đối với những trường hợp vi phạm
pháp luật cho thấy luận điệu phản động của Tân Phong khi cho rằng “những cuộc
bố ráp những doanh nghiệp bất động sản, vụ Việt Á, Cục Lãnh Sự… phải chăng đang
là cuộc chia chác cuối cùng của “bầy kền kền Đỏ”, núp dưới danh nghĩa “cái lò
ông Trọng” để đốt chính chủ lò” chính là một chiêu trò nham hiểm xuyên tạc bản
chất công tác đấu tranh chống tham nhũng và bôi xấu Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng. Song, có điều chiêu trò bẩn thỉu này đã bị nhận diện và vạch trần!
ST
Đăng nhận xét