Ngày 26/5/2022, đài RFA đã đăng tải bài viết “Phái đoàn VN vận động quốc tế cho tự do của nhà báo Phạm Đoan Trang”. RFA viết: “Một phái đoàn Việt Nam đang ở Thụy Sĩ để tiến hành vận động quốc tế cho tự do của bà Phạm Đoan Trang, một nhà hoạt động nhân quyền và blogger, bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án chín năm tù giam hồi năm ngoái với tội danh "Tuyên truyền chống nhà nước.”

Nghe những tưởng hoành tráng là vậy, nhưng thực tế “phái đoàn vận động” chỉ gồm có 03 người là người thân và số đồng đảng của Phạm Đoan Trang, cụ thể là: mẹ của Phạm Phạm Đoan Trang là bà Bùi Thị Thiện Căn; Will Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt từng bị tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt trục xuất sau khi bị bắt vì tham gia biểu tình gây rối ANTT dưới danh nghĩa “chống dự luật Đặc khu và An ninh mạng” vào năm 2018; và Trần Quỳnh Vi- đồng Giám đốc của Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (cơ quan chủ quản của Luật Khoa Tạp chí) - một blog phản động, nơi chuyên cung cấp thông tin chống phá chế độ dưới vỏ bọc nghiên cứu pháp luật, phục vụ nhân dân.

Trả lời phỏng vấn RFA, Will Nguyễn thay mặt phái đoàn cho biết: “Chúng tôi sẽ đề nghị các tổ chức phi chính phủ, phái đoàn và đại diện khác nhau mà chúng tôi gặp gỡ gây áp lực với Chính phủ Việt Nam về ba điểm nổi bật: Thứ nhất là cung cấp dịch vụ y tế đầy đủ và ngay lập tức để chữa trị bệnh cho Phạm Đoan Trang, cho phép gia đình được thăm bà trong trại giam vì chưa một ai trong gia đình được gặp bà kể từ khi bị bắt mà chỉ có luật sư được tiếp xúc và thứ ba là trả tự do cho bà”.

Được biết, cuộc vận động này được tiến hành nhân dịp Quỹ Martin Ennals trao “giải thưởng” cùng tên năm 2022 cho Phạm Đoan Trang. Bà Bùi Thị Thiện Căn sẽ thay mặt con gái để nhận “giải thưởng” này trong lễ trao giải tại trụ sở của Hội đồng thành phố Geneva ngày 2/6 tới đây.

Và lẽ dĩ nhiên tất yếu là với một “phái đoàn” cùng với tiểu sử như trên sẽ không giúp ích gì được cho Phạm Đoan Trang khi mà trước đó thời điểm Trang bị bắt và bị đưa ra tòa xét xử đã có hẳn một “chiến dịch” chạy tội, kêu gọi trả tự do cho Phạm Đoan Trang với sự tham gia của một số quan chức thiếu thiện chí trong Bộ Ngoại giao Mỹ, các tổ chức núp bóng nhân quyền như “Phóng viên không biên giới” (RSF), “Theo dõi nhân quyền thế giới” (HRW), “Ân xá quốc tế” (AI)... và hàng loạt các trang mạng như VOA, BBC, RFA, Việt Tân, Tiếng Dân… cũng đã trở nên vô nghĩa.

Cần nói rõ rằng, một nguyên tắc bất di, bất dịch nhưng rất sơ đẳng đã được quy định tại Khoản 7 Điều 2 Hiến chương của tổ chức Liên hợp quốc: “không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác”. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ở Việt Nam, không ai bị bắt khi chưa có hành vi vi phạm Bộ luật Hình sự.

Phạm Đoan Trang từng là một nhà báo, nhưng do sai phạm có hệ thống nên lần lượt bị các tờ báo sa thải. Nảy sinh bất mãn, Trang tiến hành các hoạt động chống phá nhà nước dưới vỏ bọc “xã hội dân sự”, núp dưới chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” để lôi kéo tài trợ và nhận được sự bảo kê về chính trị. Theo thời gian, các hoạt động vi phạm pháp luật của Phạm Đoan Trang càng trở nên công khai tới mức cực đoan, và nguy hiểm cho xã hội.

Đáng chú ý, Phạm Đoan Trang chính là kẻ đứng sau giật dây cho nhiều cá nhân tổ chức hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam. Trang được xác định là cánh tay nối dài giúp các đối tượng trong nước liên hệ móc nối với các cá nhân, tổ chức chống phá Việt Nam ở nước ngoài tiến hành nhiều hoạt động gây bất ổn xã hội. Trang cũng là đối tượng đã trực tiếp cầm bút, múa phím sản xuất, tán phát hàng trăm bài viết có nội dung chống nhà nước lên mạng xã hôi và chính Trang cũng là tác giả nhiều ấn phẩm của NXB Tự Do với nội dung cực kỳ phản động, phản ánh sai sự thật tình hình chính trị xã hội Việt Nam, kích động người dân phản đối mọi chủ trương chính sách và pháp luật của nhà nước.

Như vậy có thể thấy rằng, hành vi của Phạm Đoan Trang đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên hệ quả bị bắt, khởi tố điều tra là điều đương nhiên; và bản án 9 năm tù về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 BLHS năm 1999 dành cho Phạm Đoan Đoan Trang là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Vì vậy, không một tổ chức hay cá nhân nào có quyền phê phán và cũng không có tư cách gì để yêu cầu, đòi hỏi một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam phải làm theo những đòi hỏi phi lý, phi pháp là trả tự do cho một tên tội phạm như Phạm Đoan Trang./.

 

Đăng nhận xét

 
Top