Bộ sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 sử dụng trong năm học 2022 – 2023 đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.



Đây là năm thứ 3 chương trình mới được triển khai, học sinh các khối lớp (khối 1, 2, 3, 6, và 10) được học sách giáo khoa mới. Nhìn vào giá sách bán công khai, nhiều người không khỏi thắc mắc giá sách giáo khoa cũ và mới (cùng một nhà xuất bản) lại chênh nhau quá nhiều, vì sao không còn sự độc quyền trong phát hành nhưng giá sách giáo khoa vẫn cao?

1. Lý giải giá sách giáo khoa mới cao gấp 2, 3 lần sách giáo khoa cũ

Bộ sách giáo khoa cũ lớp 2 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành có giá 53.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, bộ sách giáo khoa lớp 2 mới lại có giá từ 179.000 – 203.000 đồng/bộ; Sách lớp 6 cũ có giá là 99.000 đồng, sách giáo khoa mới lớp 6 từ 234.000 – 259.000 đồng/bộ; cao gấp 3-4 lần sách giáo khoa cũ.

Bộ sách giáo khoa lớp 3 chương trình 2006 (chưa bao gồm sách tiếng Anh) chỉ khoảng 60.000 đồng/bộ thì giá sách lớp 3 mới công bố là gần 210.000 đồng/bộ (cao hơn 300%).

Giá bộ sách giáo khoa lớp 7 chương trình 2006 (chưa bao gồm sách tiếng Anh có giá bìa là gần 120.000 đồng/bộ. Trong khi bộ sách giáo khoa mới cũng chưa bao gồm sách tiếng Anh là gần 210.000 đồng/bộ.

Lý giải về việc giá sách giáo khoa mới tăng cao hơn giá sách giáo khoa cũ nhiều lần, Bộ Tài chính thông tin:

Bộ Giáo dục cũng trả lời vấn đề này như sau: “khổ sách, số cuốn, số màu in các cuốn sách trong bộ sách mới đều cao hơn bộ sách cũ.“…do thực hiện xã hội hóa nên một số chi phí như chi phí bản thảo, chi phí nhuận bút lần đầu… không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Vì vậy việc so sánh giá sách cũ với sách mới chưa thực sự tương đồng”.

Cùng với đó, số lượng cuốn sách giáo khoa trong bộ sách giáo khoa mới (từ 10 -13 cuốn) cao hơn số lượng cuốn sách trong bộ sách giáo khoa cũ (6 -11 cuốn), số lượng màu in nhiều hơn (sách cũ 2-4 màu, sách mới tất cả 4 màu), khổ sách rộng hơn (sách cũ 14cmx24cm, sách mới 19cmx26.5cm)…

2. Giá sách có đi cùng chất lượng?

Trước đây, trong cả nước mỗi khối lớp chỉ sử dụng chung một bộ sách giáo khoa. Dù là độc quyền sản xuất của một nhà xuất bản nhưng giá sách bán ra vẫn khá thấp.

Đã thế, sách giáo khoa được đóng một cách chắc chắn. Có bộ sách được các lứa học sinh dùng đi dùng lại đến hàng chục năm nhưng vẫn không mờ chữ, không bị bong tróc.

Cứ sau mỗi năm học, nhiều trường học đã tổ chức quyên góp sách giáo khoa cũ bổ sung vào tủ sách dùng chung để hỗ trợ học sinh nghèo.

Sách được chuyền tay nhiều học sinh nhưng học vẫn rất tốt. Thế nhưng hiện nay, mỗi khối lớp có ít nhất 3 bộ sách của nhiều nhà xuất bản để nhà trường tuyển lựa, không còn độc quyền. Thế nhưng không chỉ giá các bộ sách tăng cao mà chất lượng lại không đi cùng.

Nội dung của từng bộ sách vẫn thường xuyên bị bạn đọc nhặt sạn. Vì thế, xảy ra tình trạng chỉnh sửa sách nên học sinh cũng ít có cơ hội dùng lại sách cũ.Những bộ sách được đóng không chắc chắn, có em học được vài tuần là xảy ra tình trạng bong tróc. Có em học một năm đã phải thay đến 2 bộ sách giáo khoa.

Ngoài ra, cuốn sách giáo khoa giáo dục thể chất học sinh không bao giờ dùng đến nhưng vẫn buộc phải mua (nhà sách bán nguyên bộ, không bán lẻ). Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng giá sách giáo khoa mới so với bộ sách giáo khoa cũ.

3. Sách giáo khoa cũng dùng một lần rồi bỏ?

Nếu sách giáo khoa hiện hành học sinh có thể chuyền tay lứa học sinh này đến này lứa học sinh khác để học thì sách giáo khoa mới vẫn xảy ra tình trạng dùng một lần là phải bỏ.

Có những bài học vẫn trình bày như một cuốn vở bài tập. Vì thế, học sinh khi học sẽ làm trực tiếp vào sách. Nhiều thầy cô giáo yêu cầu học sinh ghi viết chì để có thể cho lớp sau dùng lại. Tuy nhiên, có phụ huynh nói sách là do mình mua nên con cái họ có quyền ghi thẳng vào đó.

Vậy là, cuốn sách giáo khoa vài chục ngàn các em cũng chỉ có thể học được một năm là bỏ./.

 

Đăng nhận xét

 
Top