Hiện nay, mặc dù chủ nghĩa dân túy trên thế giới đã trở thành trào lưu điển hình chi phối đời sống chính trị - xã hội ở nhiều nước, nhưng ở Việt Nam mới chỉ biểu hiện ở những phát ngôn và hành động của một số người. Tuy nhiên, những biểu hiện đó, đã, đang có tác động xấu và nguy cơ tạo ra những hậu quả tiêu cực nếu chúng ta không nhận diện và đấu tranh ngăn ngừa kịp thời.
Tư
tưởng dân túy xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, nhưng nó phát triển
mạnh mẽ và trở thành chủ nghĩa - chủ nghĩa dân túy vào khoảng thế kỷ XIX trong
các phong trào nông dân, thể hiện sự ủng hộ hoặc nhân danh nông dân chống lại
giai cấp tư sản trong quá trình cách mạng tư sản. Hiện nay, sự nổi lên mang
tính toàn cầu của chủ nghĩa dân túy ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị
- xã hội của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, với diện mạo mới và những
diễn biến phức tạp; nội hàm của nó đã được mở rộng hơn, không chỉ thuần túy là
việc “nhân danh nông dân”. Đặc biệt, việc nhiều nhà dân túy giành được vị trí
lãnh đạo ở một số nước, đã tạo nên những thay đổi, làm cho vấn đề càng trở nên
phức tạp hơn.
Ở
Việt Nam hiện nay, chủ nghĩa dân túy không có cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội
để tồn tại dưới dạng “chủ nghĩa”, nhưng trước sự tác động từ những diễn biến
phức tạp của đời sống chính trị quốc tế, những biểu hiện chủ nghĩa dân túy xuất
hiện và có xu hướng phát triển. Dễ nhận thấy, thực chất chủ nghĩa dân túy là
những lời nói và hành động mang tính chất mị dân, lợi dụng, kích động nhân dân,
lấy một số nhóm được coi là “nhân dân” làm nền tảng cho tính chính danh, phục
vụ cho mục đích chính trị, kinh tế,… của cá nhân, nhóm, phe phái nhất định, ảnh
hưởng tiêu cực đến sự phát triển và lợi ích quốc gia, dân tộc. Trong mỗi giai
đoạn khác nhau, những biểu hiện chủ nghĩa dân túy cũng khác nhau cả về đặc điểm
và sắc thái, tuy chúng vẫn cùng bản chất và tính chất. Vì thế, cần tiếp cận với
các góc độ khác nhau để nhận diện những biểu hiện chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam
hiện nay như sau:
1.
Những biểu hiện “theo đuôi quần chúng” của một số cán bộ, đảng viên, cá nhân và
nhóm lợi ích. Những người có biểu hiện này thường “chiều theo” ý kiến, nguyện
vọng của một nhóm quần chúng nhất định. Họ nhân danh quần chúng nhân dân, “lấy
lòng” quần chúng, tìm mọi cách vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu
tín nhiệm cho bản thân một cách không lành mạnh, bỏ qua các vấn đề thuộc về
nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để mưu cầu lợi ích
riêng. Họ thường xem mục tiêu, lý tưởng như là vấn đề “trang sức” cho con đường
công danh, tiến thân của bản thân; coi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp
luật, đặc biệt là những kẽ hở trong đó như là “điều kiện” để trục lợi. Tuy đây
là cấp độ biểu hiện thấp, nhưng nó đã thể hiện sự phai nhạt niềm tin, lý tưởng,
thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
2.
Lợi dụng tình cảm tự phát, nhu cầu trước mắt, lợi ích thường nhật của dân chúng
để mưu cầu lợi ích riêng. Trước những vấn đề bức xúc, nhạy cảm của xã hội, của
địa phương, đất nước, họ lợi dụng, lấy lòng, hòng làm “thỏa mãn” nhu cầu trước
mắt nào đó của một bộ phận dân chúng; kích động người dân phản ứng với dụng ý
xấu, động cơ thiếu trong sáng, vì lợi ích riêng của họ; lạm dụng các quyền tự
do, dân chủ đưa ra những đòi hỏi, yêu sách phi lý, mị dân, trái với chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Những người có biểu hiện này thực sự đã suy thoái về
chính trị tư tưởng, xa rời dần những nguyên tắc, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội;
niềm tin đối với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đã suy giảm nghiêm
trọng, nhưng họ chưa muốn thay đổi chế độ, bởi lẽ chế độ này “còn có lợi” cho
họ để có thể “đục nước béo cò”.
3.
Giương cao khẩu hiệu “vì dân”, “yêu nước”, kích động, lôi kéo một bộ phận cán
bộ, đảng viên và nhân dân không vững vàng đi theo, gây rối, chống phá, kích
động tư tưởng dân tộc cực đoan, phá hoại đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước và môi trường hòa bình, ổn định của đất nước. Những người có biểu hiện này
đã thể hiện rõ sự biến chất về chính trị, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng. Mặc dù họ ít bộc lộ tư tưởng, quan điểm một
cách trực tiếp, nhưng khẩu hiệu “vì dân”, “yêu nước” luôn được họ thể hiện bằng
cách này hay cách khác để lôi kéo, kích động đám đông phục vụ cho ý đồ của họ,
tạo cơ sở cho việc tuyên truyền các quan điểm lệch lạc, sai trái với chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
4.
Những biểu hiện ở người có quan điểm sai trái, thậm chí thù địch. Họ nhân danh
“vì nhân dân”, “bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước”, “vì sự phát triển đất nước
và lợi ích quốc gia dân tộc”,… lợi dụng, kích động dân chúng hướng đến những
hành động cực đoan chống đối Đảng, chính quyền và chế độ xã hội. Ở những người
này, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã đạt đến độ thay đổi về chất, đã biến
chất về chính trị; ra mặt chống đối cách mạng, chống đối Đảng và Nhà nước không
chỉ bằng tư tưởng, quan điểm chính trị sai trái, mà còn bằng cả hành động; họ
đã “trở cờ”, nhưng vẫn nhân danh “vì nhân dân”, “vì lợi ích quốc gia dân tộc”
và họ thường được sự hỗ trợ, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần của các thế lực
thù địch, phản động.
Những
biểu hiện trên chưa phản ánh hết tính chất phức tạp của tình hình, song, đó là
những dạng biểu hiện cơ bản của chủ nghĩa dân túy hiện nay, đang từng ngày,
từng giờ chống phá Đảng và Nhà nước. Nó tác động, gây nhiều hệ lụy tiêu cực, dễ
gây nên sự mơ hồ, ngộ nhận; dễ lẫn lộn giữa những cán bộ thực sự vì dân, vì
nước với những kẻ ngụy trang khéo léo bằng vỏ bọc “vì dân”; dễ dẫn đến dao động
về tư tưởng, hoài nghi, suy giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào
Đảng, vào chế độ, ảnh hưởng tiêu cực đến đồng thuận xã hội và khối đại đoàn kết
toàn dân tộc. Điều đó đặt ra nhiều khó khăn đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng và
hệ thống chính trị, cũng như trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước.
Đấu
tranh ngăn ngừa những biểu hiện chủ nghĩa dân túy để những biểu hiện đó không
phát triển, trở thành “vi rút độc” gây ô nhiễm đời sống chính trị đất nước;
những người mang nó không chuyển hẳn sang phía bên kia, chống lại Đảng, Nhà
nước, Tổ quốc và Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc và phương pháp luận quan
trọng. Để đấu tranh ngăn ngừa, phải thực hiện tổng thể nhiều giải pháp, trước
hết, cần thực hiện tốt một số biện pháp cơ bản sau:
Một
là, đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và
nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhận diện đúng những biểu hiện của chủ nghĩa dân
túy ở nước ta hiện nay; thấy rõ tính chất nguy hại và tác động tiêu cực của nó
đến đời sống tinh thần xã hội, đến nền tảng tư tưởng, khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, đến sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Các cấp ủy đảng
cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nghị quyết, chỉ
thị về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt
là Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về tăng
cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch trong tình hình mới, gắn với thực hiện hiệu quả Chỉ thị số
23-CT/TW, ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) “Về tiếp
tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”,
v.v. Qua đó, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những “tư
tưởng tiến bộ, tích cực thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, có tác dụng uốn
nắn những biểu hiện lệch lạc, cải tạo những tư tưởng lạc hậu, đẩy lùi những sai
trái”1. Trên cơ sở đó, tạo sự vững vàng và nhạy bén về chính trị; sự “miễn
dịch” cần thiết, gia tăng sức “đề kháng” và khả năng đấu tranh ngăn chặn, loại
trừ sự thẩm thấu và tác động của những biểu hiện chủ nghĩa dân túy.
Hai
là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong đấu
tranh ngăn ngừa những biểu hiện chủ nghĩa dân túy. Theo đó, cần có sự lãnh đạo,
chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến chi bộ về đấu tranh ngăn ngừa những biểu
hiện chủ nghĩa dân túy, gắn với sự lãnh đạo, chỉ đạo trong đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ với
quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, hiệu quả hơn theo tinh thần Đại
hội XIII của Đảng. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp quan tâm hơn nữa đến vấn đề đấu
tranh ngăn ngừa những biểu hiện chủ nghĩa dân túy; khắc phục mọi biểu hiện xem
nhẹ, buông lỏng vấn đề này; bổ sung, hoàn thiện chủ trương, quan điểm nhằm tăng
hiệu quả đấu tranh. Đồng thời, có cơ chế, chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, triệt
tiêu mầm mống nảy sinh, phát triển suy thoái, tham nhũng và tiêu cực; phát hiện
từ sớm, từ đầu những biểu hiện dân túy, gắn với trách nhiệm nêu gương của cán
bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Người đứng đầu các cấp phải thực sự mẫu mực, nói
đi đôi với làm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia dân tộc,
lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết. Tăng cường mối quan hệ gắn bó
giữa Đảng với Nhân dân, “phát huy vai trò của nhân dân và thật sự dựa vào dân
để xây dựng Đảng”2. Khắc phục mọi biểu hiện hình thức, cá nhân chủ nghĩa, “mị
dân”, “nói không đi đôi với làm”, “nói một đằng làm một nẻo”.
Ba
là, chủ động đấu tranh ngăn ngừa những biểu hiện chủ nghĩa dân túy, gắn với đấu
tranh khắc phục suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và phòng, chống “diễn biến
hòa bình”, phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Đây vừa là quan điểm chỉ đạo
và yêu cầu cơ bản, vừa là biện pháp quan trọng trong đấu tranh ngăn ngừa những
biểu hiện chủ nghĩa dân túy ở nước ta hiện nay. Theo đó, các cấp ủy đảng cần
quán triệt, thực hiện tốt quan điểm của Đảng: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh, phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch; chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách
quan, đúng định hướng để phòng, chống “diễn biến hòa bình”, thông tin xấu, độc
trên internet, mạng xã hội”3, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ. Phê phán mạnh mẽ tính chất mị dân, lừa phỉnh của
những người có biểu hiện dân túy, gắn với việc làm rõ quan điểm lấy dân làm
gốc, tất cả vì cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân của Đảng. Thực hiện tốt
phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy thông tin tích cực đẩy lùi thông
tin tiêu cực”, để phê phán những biểu hiện chủ nghĩa dân túy và phản bác quan
điểm sai trái, thù địch.
Bốn
là, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên vững
mạnh về mọi mặt, tạo cơ sở ngăn ngừa, loại trừ những biểu hiện chủ nghĩa dân
túy từ cơ sở. Cấp ủy các cấp cần nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng của cán
bộ, đảng viên; kết hợp chặt chẽ quản lý tư tưởng với quản lý kỷ luật, giáo dục
thuyết phục với các biện pháp hành chính. Thực hiện tốt công tác bảo vệ chính
trị nội bộ, tự phê bình và phê bình trong các tổ chức đảng; duy trì nghiêm quy
định, quy chế phát ngôn; kiên quyết phòng, chống mọi biểu hiện bè phái, “lợi
ích nhóm”, lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để xuyên tạc
sự thật, phát tán quan điểm dân túy, kích động, chia rẽ đoàn kết nội bộ. Tăng
cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và Nhân dân; phát huy vai trò của nhân
dân tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh, kiên định, tuyệt đối trung thành với mục
tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; gần
dân, tin dân, yêu dân, học dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, hết lòng, hết sức
phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
Đăng nhận xét