Những năm gần đây, phong trào sử dụng món đồ công nghệ máy bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ (flycam/drone) ngày càng phổ biến. Chính vì mua dễ và giá rẻ (chỉ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng) nên việc tổ chức bay cũng tràn lan, đa số là không phép.
Tuy
nhiên, không phải ai cũng có quyền được bay flycam, không phải nơi nào cũng cho
phép bay flycam tự do... Nhiều người lại không biết điều này, hoặc có biết
nhưng vẫn lách luật. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới một số vụ việc đáng
tiếc gây thương tích, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, thậm chí ảnh
hưởng đến tính mạng con người.
Đặc
biệt, flycam được xác định là "đối tượng nguy hiểm" bậc nhất uy hiếp
an toàn hàng không...
Theo
quy định hiện nay, các cá nhân, tổ chức trước khi điều khiển flycam phải làm
thủ tục xin phép bay và chỉ được tổ chức bay khi đã được cấp phép. Điều này quy
định tại Nghị định 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về Quản
lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ, trong đó nghiêm cấm
các hành vi tổ chức các hoạt động bay khi chưa có phép bay; tổ chức hoạt động
bay không đúng khu vực, điều kiện, giới hạn quy định. Vi phạm các quy định về
quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia.
Về
hồ sơ đề nghị cấp phép bay, Điều 9 Chương III Nghị định 36/2008/NĐ-CP quy định
trước khi diễn ra các chuyến bay 7 ngày, tổ chức/cá nhân cần nộp đơn đề nghị
cấp phép bay lên Cục Tác chiến (Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng), gồm tên, địa
chỉ, số điện thoại liên lạc cá nhân, tổ chức được cấp phép; đặc điểm nhận dạng
flycam, bao gồm phụ lục ảnh chụp, thông số kỹ thuật, thuyết minh tính năng kỹ
thuật; khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay; mục đích, thời
hạn, thời gian được tổ chức bay…
Trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Tác chiến cấp phép tổ chức thực
hiện các chuyến bay.
Ngoài
giấy phép bay do Bộ Tổng tham mưu cấp, khi ghi hình tại các cơ quan, xí nghiệp,
công ty, người điều khiển flycam cũng cần xin phép những nơi này trước.
Theo
Điều 3 Quyết định 18/2020/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính
phủ thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người
lái và các phương tiện bay siêu nhẹ, những khu vực bị cấm theo luật sử dụng
flycam gồm:
- Khu
vực các công trình quốc phòng và khu quân sự đặc biệt quan trọng do Chính phủ
ủy quyền cho Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ.
- Khoảng
cách từ tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động đến ranh
giới khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn 500m ở mọi độ cao.
- Khu
vực trụ sở làm việc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các ban,
bộ, ngành trung ương; trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trụ
sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự,
cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Khoảng
cách từ tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động đến
ranh giới khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn 200m ở mọi độ cao.
- Khu
vực đóng quân; khu vực triển khai lực lượng, trang bị chiến đấu, sẵn sàng chiến
đấu, huấn luyện chiến đấu, bảo vệ mục tiêu; khu vực kho tàng, nhà máy, căn cứ (trung
tâm) hậu cần, kỹ thuật, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ của các lực lượng
thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; khu vực các công trình trong danh mục công
trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Khoảng
cách từ tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động đến
ranh giới khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn 500m ở mọi độ cao.
- Đối
với sân bay có 01 đường cất, hạ cánh, phạm vi cấm được giới hạn trong khu vực
hình chữ nhật được xác định từ vị trí ngưỡng tại hai đầu của đường cất, hạ cánh
mở rộng và kéo dài ra phía ngoài hai đầu đường cất, hạ cánh đến 15.000 m và từ
đường tim của đường cất, hạ cánh mở rộng sang hai bên 5.000 m ở mọi độ cao.
- Đối
với sân bay có từ 02 đường cất, hạ cánh trở lên thì phạm vi cấm được giới hạn khu
vực hình chữ nhật, được xác định từ vị trí ngưỡng của đường cất, hạ cánh xa
nhất theo chiều cất, hạ cánh của tàu bay, mở rộng và kéo dài ra phía ngoài hai
đầu đường cất, hạ cánh đến 15.000 m và mở rộng sang hai bên 5.000 m tính từ
đường tim của 02 đường cất, hạ cánh ngoài cùng ở mọi độ cao (chi tiết tại hình
vẽ tại Phụ lục kèm theo Quyết định này);
- Đối
với một số khu vực cảng hàng không, sân bay có hoạt động của tàu bay hàng không
dân dụng với tần suất nhỏ hơn 06 chuyến mỗi ngày cho phép áp dụng khu vực cấm
bay linh hoạt. Nhưng, không được bay phía trong ranh giới khu vực cảng hàng
không, sân bay; không được bay trong thời gian trước và sau 01 giờ so với thời
gian có hoạt động của tàu bay có người lái tại cảng hàng không, sân bay; chỉ
bay khi được sự đồng ý của cơ quan quản lý, điều hành bay quân sự và cơ quan
quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay đó.
- Khu
vực nằm trong giới hạn của đường hàng không, các vệt bay, hành lang bay đã được
cấp phép trong vùng trời Việt Nam, phạm vi giới hạn của đường hàng không được
nêu trong Tập thông báo tin tức hàng không của Việt Nam “AIP Việt Nam” do Cục
Hàng không Việt Nam công bố.
- Trong
trường hợp đặc biệt vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc theo đề nghị của các bộ,
ngành, địa phương để đảm bảo an toàn bay, trật tự an toàn xã hội, Bộ Quốc phòng
quyết định hạn chế bay tạm thời hoặc cấm bay tạm thời đối với tàu bay không
người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ tại một hoặc một số khu vực trong
lãnh thổ Việt Nam; quyết định này có hiệu lực ngay.
Còn
tại Điều 4 Quyết định 18/2020/QĐ-TTg, khu vực hạn chế bay gồm: Khu vực vùng
trời có độ cao lớn hơn 120m so với địa hình (không bao gồm vùng trời các khu
vực cấm bay quy định tại Điều 3 Quyết định này); Khu vực tập trung đông người.
Khu
vực biên giới: Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc là 25.000m
tính từ đường biên giới trở vào nội địa Việt Nam ở mọi độ cao; Biên giới trên
đất liền giữa Việt Nam với Lào, Việt Nam với Campuchia là 10.000m tính từ đường
biên giới trở vào nội địa Việt Nam ở mọi độ cao.
Khu
vực tiếp giáp với khu vực cấm bay tại cảng hàng không, sân bay có hoạt động của
tàu bay hàng không dân dụng, tàu bay quân sự mở rộng ra phía ngoài 3.000m theo
chiều rộng, 5.000m theo chiều dài, tính từ ranh giới khu vực cấm bay tại cảng
hàng không, sân bay; độ cao nhỏ hơn 120m so với địa hình (chi tiết tại hình vẽ
tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).
Trong
trường hợp vi phạm, Điều 19 Mục 5 Chương II Nghị định 147/2013/NĐ-CP ngày 30
tháng 10 năm 2013 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2013) của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, nêu
rõ phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi cung cấp thông
tin không trung thực hoặc có hành vi lừa dối khi xin phép bay và phạt tiền từ
80 -100 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi thực hiện chuyến bay mà không có
phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Ngoài
ra, Điểm g Khoản 2 Điều 5 Mục 1 Chương 2 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng
11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa
cháy; phòng chống bạo lực gia đình nêu rõ phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1
triệu đồng đối với một trong những hành vi thả diều, bóng bay, chơi máy bay,
đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực
cấm; đốt và thả “đèn trời”...
Đăng nhận xét