Những nhiệm kỳ gần đây, khi Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực trong Đảng và hệ thống chính trị thì các phần tử phản động, cơ hội, các thế lực thù địch đã xuyên tạc bản chất cuộc đấu tranh này bằng những luận điệu phản động như: "Tham nhũng là sản phẩm của chế độ độc Đảng ở Việt Nam", nên "không được tham nhũng, thì hệ thống đảng sẽ tự rệu rã, tự giải tán". Việt Nam "càng chống tham nhũng thì tham nhũng ngày càng gia tăng vì không có dân chủ". Việt Nam "không thể chống tham nhũng thành công vì đó là do các phe cánh trong Đảng đấu đá nhau". Ở Việt Nam, "đấu tranh chống tham nhũng chỉ là cái cớ, thực chất là sự phân chia quyền lực" và chống tham nhũng là "các trận đấu giữa băng này với nhóm kia trong hệ thống chính trị, trong hệ thống công quyền"…
Thực tế, đấu tranh chống tham nhũng được thực
hiện quyết liệt, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ,
bất kể họ là ai, đã và đang đảm nhiệm chức vụ gì, dù nghỉ hưu hay đang đương
nhiệm, từ Trung ương đến địa phương… là để làm trong sạch Đảng và hệ thống
chính trị.
ĐẨY MẠNH CHỐNG THAM NHŨNG GẮN VỚI KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC ĐỂ XÂY DỰNG
ĐẢNG
Ở Việt Nam, đấu tranh chống
tham ô, tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực khác đã được Chủ tịch Hồ Chí
Minh cảnh báo từ rất sớm; đã được Đảng Cộng sản Việt Nam chú trọng triển khai
gắn liền với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng suốt hành trình hơn 92 năm
qua; đặc biệt được đẩy mạnh trong hơn trong hơn 35 năm đất nước thực hiện công
cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Để phòng và đấu tranh chống
tham nhũng hiệu quả, thời gian qua, Đảng không chỉ ban hành nhiều nghị quyết,
chỉ thị, quy định, kết luận liên quan đến công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng
nói chung; công tác phòng và đấu tranh chống tham nhũng nói riêng mà còn lãnh
đạo chặt chẽ công tác này để nhằm mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham
nhũng. Tiếp tục tinh thần phòng và đấu tranh chống tham nhũng của các nhiệm kỳ
trước, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh việc phải “khẩn trương xây dựng
cơ chế phòng ngừa, cơ chế răn đe để kiểm soát tham nhũng. Thực hiện nghiêm quy
định của pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tiếp tục thực hiện
chặt chẽ có hiệu quả về kê khai, kiểm soát, kê khai tài sản, thu nhập của đội
ngũ cán bộ, công viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp”(1);
đồng thời, "triển khai đồng bộ có hiệu quả quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm
đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt nghiêm minh có hiệu quả cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng”(2).
Triển khai thực hiện Nghị quyết
Đại hội XIII vào cuộc sống, công tác phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu
cực nhiệm kỳ này được triển khai nghiêm túc, đồng bộ gắn liền với việc thực
hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện
Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", Kết luận
số 21 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về đẩy mạnh
xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi,
xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; Quy định
số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm và các quy định về nêu
gương… để xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững
mạnh.
Đặc biệt, Kết luận của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực tại phiên họp thứ 21 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng tiêu cực ngày 20/1/2022 cho thấy chủ trương kiên quyết của Đảng đối
với công tác này. Cụ thể, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022 mà
các cơ quan, ban, ngành chức năng cần phải triển khai, đó là "tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế để "không
thể tham nhũng"; cụ thể hoá, thể chế hoá đầy đủ, kịp thời các chủ trương,
giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực để
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng,
tiêu cực; cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập, bảo đảm thực chất, hiệu quả".
Thực tế, thực hiện đúng quan
điểm chỉ đạo của Đảng là đấu tranh chống tham nhũng phải luôn tuân thủ quy định
của pháp luật; đấu tranh chống tham nhũng phải quyết liệt, không ngừng,
không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ… những kết quả đạt được của
công tác này những năm qua không chỉ tạo được bước đột phá mà còn góp phần từng
bước hình thành cơ chế răn đe để mỗi cán bộ, đảng viên ở các cơ quan công quyền
"không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không muốn tham nhũng"…
Tuy nhiên, cũng không thể phủ
nhận rằng, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên tham ô, tham nhũng, tình trạng
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sự "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phạn không nhỏ cán bộ, đảng
viên, trong từng tổ chức Đảng vẫn chưa thể ngăn chặn, chưa được đẩy lùi triệt
để. Cho nên, cũng chưa bao giờ lại có nhiều cán bộ cấp cao vướng vào vòng lao
lý vì tham nhũng, cố ý làm trái pháp luật như nhiệm kỳ khóa XII và nửa đầu
nhiệm kỳ khóa XIII của Đảng. Đồng thời, cũng chưa bao giờ công cuộc phòng và
đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực gắn với phòng, chống các biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa" theo Quy định số 32-QĐ/TW của Bộ Chính
trị về "Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ
làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực" lại trở
nên cấp bách và có ý nghĩa như vậy.
Từ các vụ án về tham nhũng và
các hành vi tiêu cực, có thể thấy rằng, tham nhũng và tiêu cực trong lĩnh vực
nào, ở cấp nào cũng đều làm ảnh hưởng tới sự trong sạch của bộ máy Đảng và Nhà
nước; cũng đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, phẩm chất đạo đức và vai
trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; đồng thời,
cũng làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Vì
thế, càng nhiều khó khăn thử thách, Đảng càng phải đẩy mạnh công tác phòng và
đấu tranh chống tham nhũng gắn liền với phòng, chống tiêu cực; nhất là chống
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng
viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu nói riêng.
Vì vậy, những nhận định của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực tại phiên họp thứ 21 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng tiêu cực chắc chắn không phải là "sự thừa nhận thất
bại" của cuộc đấu tranh này như các thế lực thù địch đã xuyên tạc, mà đó
chính là một cách đánh giá đúng thực trạng, để tìm ra giải pháp hữu hiệu hơn,
nâng cao hiệu quả của công tác phòng và đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam.
Việc Ban Chấp hành Trung ương,
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 32 cán
bộ diện Trung ương quản lý, trong đó 26 cán bộ diện Trung ương quản lý liên
quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, gồm (4 Uỷ
viên, nguyên Uỷ viên Trung ương; 2 nguyên Bộ trưởng, 1 bí thư tỉnh uỷ, 5 thứ
trưởng, nguyên thứ trưởng; 2 nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; 3
nguyên phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; 13 sĩ quan đương chức cấp tướng trong lực
lượng vũ trang) trong năm 2021 chính là thượng tôn pháp luật. Điều đó cũng có
nghĩa là, bất kể cá nhân hay tổ chức nào vi phạm pháp luật, đầu cơ, tham ô,
tham nhũng hay nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh
nghiệp thì đều phải bị xử lý nghiêm minh. Thực chất việc đẩy mạnh đấu tranh
chống tham nhũng và xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng chính là đau xót
"cắt bỏ một cành cây hỏng để cứu cả thân cây", là phải "chặt bỏ
một cây sâu bệnh để cứu cả một rừng cây xanh tốt" nhằm làm trong sạch đội
ngũ, trong sạch tổ chức, chứ không phải đó "là một cái cớ để các phe nhóm
trong đảng đưa nhau ra tòa, vào tù trong cuộc chiến giành quyền và lợi trong
đảng" như các thế lực thù địch xuyên tạc.
Lâu nay, nhân danh dân chủ và
đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, các phần tử cơ hội, phản động, suy thoái như
Trân Văn, Trần Văn Chánh, Tâm Chánh, Phạm Trần, JB Nguyễn Hữu Vinh… thường theo
đuôi các thế lực thù địch, bẻ cong sự thật những ý kiến phát biểu của các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; suy diễn, cắt cúp theo chủ ý mình những bài viết
đăng trên các trang Tuyengiao.vn; Quân đội nhân dân; Xây dựng Đảng… để xuyên
tạc bản chất cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và phủ nhận những kết
quả đạt được trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng nói chung, đấu tranh
chống tham nhũng ở Việt Nam nói riêng. Vì thế, phải khẳng định chắc chắn rằng,
đấu tranh chống tham nhũng không phải là sự tranh giành quyền lực, lại càng
không phải là sự tranh chấp giữa các phe nhóm về lợi ích.
Việc các phần tử nêu trên tự
suy diễn và quy chụp rằng chống tham nhũng ở Việt Nam bị lạm dụng để biến thành
những cuộc thanh trừng phe phái, "mạnh được yếu thua" chỉ là sự bịa
đặt thiển cận. Thực tế, ở Việt Nam, không phải tham nhũng "càng chống càng
tăng về quy mô, tính chất" và biểu hiện ngày càng "hung hãn, kịch
liệt, tinh vi" mà là càng làm nghiêm khắc, triệt để thì càng phát hiện sớm
những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vụ lợi từ những người đã suy thoái để
kịp thời xử lý theo pháp luật. Thực tế, chủ trương phòng và đấu tranh chống
tham nhũng, tiêu cực; những kết quả của công tác đấu tranh chống tham nhũng,
tiêu cực thời gian qua không chỉ góp phần cảnh tỉnh, răn đe những người muốn
lợi dụng/lạm dụng quyền lực để tham nhũng mà còn từng bước được ngăn chặn,
kiểm soát được tham nhũng, tiêu cực.
Đăng nhận xét