Trên thế giới có những mạng xã hội gì thì ở Việt Nam cũng gần như có hết, trong đó một số mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Twitter, Instagram... Với cơ chế hoạt động có tính chất tương tác cao, nhiều tính năng như chat, Email, chia sẻ file, hình ảnh, nhạc, listream, tin nhắn, trò chuyện nhóm, viết blog, chơi game, diễn đàn trực tuyến..., mạng xã hội ngày càng thu hút nhiều người tham gia.
Và không ai có thể phủ
nhận những tiện ích mà mạng xã hội mang lại như: cho phép tìm kiếm thông tin dễ
dàng, gặp gỡ, giao lưu, gắn kết cộng đồng, trao nhận, chia sẻ tình cảm; tìm
kiếm việc làm, quảng cáo, kinh doanh và giải trí. Sự xuất hiện của mạng xã hội
đã tạo ra những giá trị mới, đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy giáo dục - đào
tạo và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng
và bảo vệ quyền tự do thông tin, tự do Internet và mạng xã hội.
Tuy nhiên, những gần
đây, các thế lực thù địch cho rằng ở Việt Nam mạng xã hội bị “đàn áp”, kiểm
duyệt gắt gao, không có tự do thông tin, người dùng mạng xã hội không được bày
tỏ suy nghĩ, chính kiến của mình. Thậm chí chúng còn cho rằng, Việt Nam sử dụng
mạng xã hội như một vũ khí để chống lại những ai bất đồng chính kiến, vi phạm
tự do ngôn luận. Cho rằng, Luật An ninh mạng của Việt Nam có tính đàn áp, cho
phép Chính phủ có quyền hạn rất rộng, buộc các công ty công nghệ phải giao nộp
một lượng lớn dữ liệu và kiểm duyệt nội dung của người dùng.
Đây là thông tin hoàn
toàn bịa đặt và sai sự thật bởi vì Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương,
chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó
có quyền tự do thông tin, tự do Internet và mạng xã hội. Thực tế, thông qua các
trang mạng xã hội, mọi người dân có thể bày tỏ thông tin và chính kiến của
mình. Nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa
phương đã sử dụng mạng phục vụ cho công việc như giải quyết thủ tục hành chính
và liên hệ trực tiếp với người dân. Các hội, nhóm được lập ra trên mạng xã hội
có thể trao đổi, chia sẻ thông tin, cảm xúc hay tổ chức diễn đàn…
Như vậy có thể thấy Việt
Nam không hề “đàn áp mạng xã hội” như cáo buộc của các thế lực thù địch mà mọi
người dân đều được thực hiện quyền tự do Internet và mạng xã hội trong khuôn
khổ pháp luật.
Trước âm mưu của các
thế lực thù địch và để góp phần phản bác các quan điểm sai trái thù địch mỗi
người dân chú ta cần phải cảnh giác trước thủ đoạn của các thế lực thù địch,
nâng cao ý thức tự phòng vệ. Khi phát hiện thông tin xấu độc có thể báo đến
đường dây nóng của cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng để phối hợp xử
lý; tích cực tham gia có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phản bác các luận điệu
xuyên tạc, các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Đồng thời, các cơ
quan chức năng cần tổ chức tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu
rõ những luận điệu xuyên tạc, những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực
thù địch; đề cao cảnh giác, không bị động, lúng túng trước những luận điệu và
âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch./.
Đăng nhận xét