Khi mấy đứa nhỏ đang hành nghề “hà hơi thổi lửa” trên phố đi bộ của TP Hồ Chí Minh thì lực lượng Công an đến kiểm tra. Rất nhanh chóng, những người đi bộ đang hăng say xem các cháu thổi lửa, cổ vũ các cháu múa lửa lập tức can ngăn, lập hàng rào và tạo điều kiện cho đám nhỏ nhảy lên xe máy của những “người lớn nào đó” chạy thoát.



Đám đông tiếp tục bao vây anh Công an, tiếp tục dí những chiếc điện thoại thông minh vào anh thế nhưng những người cầm chiếc điện thoại thông minh đó lại không thông minh như chiếc điện thoại. Họ tưởng mình nghĩa hiệp, giải cứu cháu bé trước sự vây bắt của Công an, trước việc các cháu có thể đối diện với pháp luật.

Giải cứu xong họ tự hào như mình đã làm được việc tốt, tiếp tục bao quanh, chĩa điện thoại một cách hả hê như họ đúng còn anh Công an sai. Nhưng những lời phân trần cuối cùng của anh Công an khiến ai trong chúng ta, là người lớn cũng đều suy nghĩ: “Giờ này tụi nó phải đi học, chứ không phải ở đâu để thổi lửa, để mọi người cùng coi, cùng livestream”. Nhìn những biểu cảm 7 phần bất lực, 3 phần như bảy của anh Công an trước đám đông tưởng hay ho nhưng thực ra vô cảm mà lại thấy thương.

Đã có nhiều bài báo, phóng sự và chính lực lượng Công an đã triệt phá nhiều tụ điểm các đối tượng “nuôi dưỡng”, chăn dắt và ép từ trẻ con đến người già neo đơn, người khuyết tật còng lưng kiếm tiền cho chúng. Như anh Công an chia sẻ thì việc tạm giữ các em chính là việc làm rõ những kẻ đang bắt ép các em lao động bắt hợp pháp, hay nói cách khác chính là giải cứu các em, trả lại cho các em quyền được ăn học, vui chơi. Chính những kẻ đi xe máy, vội vàng chở các em vụt mất mới cần đám đông quây lấy chứ không phải đồng chí Công an.

Không biết chàng thanh niên đeo kính, người hăng say “giải cứu” cháu bé khỏi tay Công an có suy nghĩ nghiêm túc về hành động của mình không?

Những con người ôm chiếc điện thoại thông minh nhưng vô cảm có suy nghĩ về hành động của mình không? Hay ngỡ mình như anh hùng mà thành ra tiếp tay cho kẻ phạm tội./.

 

Đăng nhận xét

 
Top